Tổ chức không gian với nhiều hình thức biểu tượng

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 105 - 107)

Nhìn dưới góc độ văn học, biểu tượng là một phương tiện tạo hình và biểu đạt hữu hiệu có tính đa nghĩa thể hiện dưới dạng một hình tượng cụ thể, cảm tính, có thể được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị gợi cảm cao. Chính vì thế, hình ảnh biểu tượng bản thân nó đã mang bản chất tượng trưng, đa nghĩa của hình tượng nghệ thuật. Đó là phần mà hình tượng vượt ra khỏi chính nó, là sự hiện diện của một lớp nghĩa nào đó vừa hoà hợp với hình tượng, vừa không đồng nhất vào hình tượng.

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, sử dụng hình ảnh biểu tượng là một cách tân nghệ thuật độc đáo. Hệ thống biểu tượng thực sự là một hiện tượng thẫm mĩ đa nghĩa, đa chức năng, vừa góp phần thể hiện thế giới nhân vật, vừa góp phần làm tăng tính triết lí, tính trữ tình cho tác phẩm, vừa tạo nên những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật.

Tìm hiểu biểu tượng trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu từ góc độ nghệ thuật kết cấu, trong một khuôn khổ có hạn của luận văn chỉ đề cập đến biểu tượng trong nghệ thuật tổ chức không gian và nghệ thuật tổ chức nhân vật, bởi mối quan hệ chặt chẽ của nó với hai phương diện trong nghệ thuật kết cấu. Trong phần nghệ thuật tổ chức không gian, phần lớn đi vào tìm hiểu cách thức tổ chức những không gian có chứa đựng biểu tượng để tăng hiệu quả nghệ thật kết cấu tác phẩm.

101

Trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, ta nhận thấy cách tổ chức không gian với những biểu tượng được nhà văn sử dụng nhiều một cách đa dạng và linh hoạt. Với Cơn giông, Bến Quê, Sống mãi với

cây xanh, Cỏ lau... là những truyện ngắn thể hiện một cách rõ nét cách tổ

chức này.Trong các truyện ngắn tác giả đã tổ chức không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt chứa đựng các hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa: cơn giông, bến sông quê, đất, cỏ lau, vọng phu...Những biểu tượng này đem đến cho hình ảnh không gian một sự đa nghĩa: vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang những ý ngiã tư tưởng, triết lí, nhân văn sâu sắc. Đồng thời, nó thể hiện được dấu ấn phong cách cá nhân nhà văn và thời đại.

Đọc Cỏ lau ta thấy rõ cách thức tổ chức không gian độc đáo của

Nguyễn Minh Châu, không gian được tổ chức thành một khung cảnh làm nổi bật số phận con người sau chiến tranh, mà trong đó biểu tượng " cỏ lau " và "

vọng phu " là hai mảng màu đậm nhất trong toàn cảnh. Không gian ấy hiện lên qua từng quãng hồi ức của Lực - nhân vật chính - và xen kẽ trong những dòng miêu tả hiện tại. Đó là một vùng núi hoang vu với cỏ lau ngút ngàn, trải dài vô tận và dãy đá vọng phu " đứng nhan nhản " theo " đủ hình dáng, đủ mọi tư thế, quay mặt về đủ các hướng các ngả chân trời có lửa cháy ". Không gian với những hình ảnh biểu tượng này gắn liền với cuộc đời, số phận, với những vui buồn, hạnh phúc, bất hạnh trong quá khứ và hiện tại của nhân vật. Với Thai và Lực, vùng núi Đợi đầy cỏ lau và đá vọng phu vừa là nơi ghi dấu tình vợ chồng mặn nồng của họ sau ngày cưới, vừa như điềm dự báo cho nỗi bất hạnh, cô đơn sau này của mỗi người. Bị chiến tranh làm cho mất nhau trong suốt hai mươi bốn năm trời - suốt một thời tuổi trẻ, khi gặp lại thì cuộc sống, số phận đã an bài. Họ gặp lại nhau cũng ở vùng núi ngút ngàn cỏ lau và nhan nhản tượng đá ấy, họ hiểu rằng dù còn yêu thương nhau da diết, muốn làm dịu cho nhau những vết thương lòng nhưng bao mối ràng buộc lương tâm, đạo đức với gia đình, người thân, với quá khứ, hiện tại...đã khiến họ không về dược với nhau. Thai phải tiếp tục sống trong sự phân thân đau đớn,

102

trở thành một " vọng phu " bằng xương bằng thịt giữa cuộc đời. Còn Lực sống quãng đời còn lại trong tuổi già cô đơn, với những hoài niệm day dứt, đắng cay, ở chính cái nơi lưu giữ kỉ niệm và tình yêu hạnh phúc thời trai trẻ: " giữa những hình người bằng đá đầy cô đơn giữa trời xanh..., có một người lính già sống suốt đời ở đấy với một ông bố...". Có thể nói, những biểu tượng của không gian nghệ thuật đã hoá thân vào nhân vật, sống cùng cuộc đời số phận của nhân vật trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ.

Trong một số truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu viết sau năm 1975 như Bến quê, Sống mãi với cây xanh...cũng sử dụng cách tổ chức

không gian với những hình ảnh biểu tượng. Bến quê trong truyện ngắn cùng tên là một không gian hiện thực, không gian tư tưởng, tâm lí vừa là một biểu tượng có ý nghĩa tượng trung cho những gì gần gũi, thân thiết nhất của con người, đặc biệt trong những thời điểm bất hạnh nhất. Riêng truyện ngắn Sống

mãi với cây xanh, biểu tượng " mẹ Đất " của thế giới thiên nhiên được đặt trong quan hệ bình đẳng với con người. Điều đó cho thấy quan niệm, thái độ của nhà văn đối với môi trường thiên nhiên và cũng là môi trường sống của con người. Đó là sự trân trọng, hàm ơn sâu sắc. Bức thông điệp gửi đến người đọc ở đây là con người cần phải sống hoà hợp với thiên nhiên và hãy bảo vệ thiên nhiên ...Trong mỗi truyện cụ thể là một cách tổ chức không gian riêng, song đều hướng tới mục tiêu bộc lộ nhân vật và thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp (Trang 105 - 107)