Cốt truyện là " Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự " [13,88]. Thông thường có hai loại cốt truyện chủ yếu: "Một loại kể về một trường hợp đặc biệt nào đó và một loại truyện kể về những sự kiện đơn giản bình thường " [ 58,103 ].
Căn cứ vào khái niệm cốt truyện, có thể thấy cốt lõi của cốt truyện là hệ thống sự kiện, được sắp xếp thành các phần của cốt truyện.
Qua quá trình khảo sát thực tế truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, ta nhận thấy cốt truyện trong các sáng tác của ông thường được tổ chức theo những cách thức sau.
2.1.1.Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có cả hai loại cốt truyện như trên, và có một số truyện ngắn có thể xếp vào loại truyện không có cốt truyện, ( Tuy đây là vấn đề đang được bàn cãi ) song phần lớn truyện ngắn của ông thuộc loại cốt truyện thứ hai, đặc biệt là truyện ngắn sau 1975.
2.1.1.1. Kết cấu sự kiện
Đối với loại kết cấu sự kiện, đây là kiểu kết cấu cốt truyện chặt chẽ với nhiều sự kiện, biến cố, linh động. Với kiểu kết cấu này, cốt truyện trở thành cái khung để qua đó tính cách nhân vật bộc lộ rõ nét. Có thể bắt gặp loại cốt truyện này trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu như: Cơn
giông, Chiếc thuyền ngoài xa, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam …
Trong tác phẩm “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, Nguyễn Minh Châu đã tổ chức cốt truyện dàn trải trong một thời gian dài tạo nên tính chất ly kỳ, hấp dẫn của một cốt truyện phiêu lưu. Đó là cuộc phiêu lưu tình ái của nhân vật Quì, với 12 năm ở chiến trường B và trở về hậu phương, mối
35
tình ấy được thể hiện thông qua hồi ức về những người đàn ông đã đi qua đời chị. Trong những câu chuyện về Hoà, về Hậu, về những người lính Trường Sơn đã từng yêu Quì, về bác sĩ Thương, về Ph..., nhà văn đặc biệt chú ý xây dựng nhiều tình huống rắc rối, ly kì, căng thẳng như chuyện tỏ tình vừa bằng van xin vừa bằng đe doạ của Quì; cái chết với nụ cười bí ẩn của Hoà; Quì tình cờ biết được tình yêu của những người lính qua nhật ký của họ, từ bất ngờ gây nên cái chết cho Hậu, rồi những lần gặp gỡ với Ph.., những đêm lang thang trong cơn mộng du của Quì... Xây dựng những tình tiết ấy nhằm đi sâu vào tâm lý phức tạp của nhân vật, để thể nghiệm những chiêm nghiệm, suy nghĩ, nhận thức của Quì sau mỗi diễn biến cuộc đời từ quá khứ của chị, từ đó bộc lộ tính cách đặc sắc và có phần dị biệt khác thường của nhân vật này - Một nhân cách cao đẹp luôn khát khao vươn tới sự tận mĩ, tận thiện, luôn luôn muốn vươn lên trên cái dung tục tầm thường của cuộc sống.
Không kém những sự kiện, biến cố, cốt truyện trong “Cỏ lau” hoàn toàn có thể triển khai thành một tiểu thuyết thực sự. Truyện xoay quanh bi kịch của bộ ba Lực - Thai - Quảng, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công nhiều tình huống, nhiều cảnh đời đan xen, nhiều xung đột tâm lý một cách đa chiều của các nhân vật, đặt trong sự pha trộn những khoảng thời gian của hiện tại, quá khứ, tương lai, trong những không gian đầy kỷ niệm và ý tưởng…Tất cả được triển khai trong một cốt truyện có kết cấu rõ ràng, để rồi làm toát lên chủ đề tư tưởng chính của tác phẩm: Số phận con người sau chiến tranh.
2.1.1.2. Kết cấu tâm lý
Đối với loại kết cấu tâm lý có thể xem đây là kiểu kết cấu cốt truyện "lỏng " không biến cố, truyện của ý thức, tâm trạng. Trong kiểu kết cấu, chất "chuyện " mờ nhạt, rất khó tóm tắt, khó kể lại. Truyện thường có rất ít những chuyển động về mặt hành động bên ngoài, nếu có cũng không tác động nhiều đến cốt truyện. Người đọc hiếm tìm thấy những xung đột phức tạp, những tình huống kịch, hoặc lối kể chuyện có trước có sau. Ở loại kết cấu này, các
36
yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật ...được triển khai theo mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ là chính, hoặc triển khai từ những tình huống tâm lý. Kiểu kết cấu này ta thường bắt gặp ở nhiều tác giả và tác phẩm trước năm 1945 như Nam Cao, Thạch Lam... Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu được tổ chức cốt truyện theo kiểu kết cấu tâm lý: Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp,
Một lần đối chứng, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát…
Đọc Bức tranh, Bến quê, Dấu vết nghề nghiệp, Một lần đối chứng, ta dường như không thấy có hành động bên ngoài nào đáng kể. Đó chỉ là một cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người hoạ sĩ với anh chiến sĩ " thồ " tranh năm xưa, những lần đi cắt tóc của hoạ sĩ ( Bức tranh ); sự dịch chuyển khó khăn của
nhân vật Nhĩ trong hoàn cảnh bệnh tật và hành động nhờ con trai đi sang bến sông trước mặt( Bến quê ); những" biến cố " nhỏ nhoi của các con vật ( Một lần đối chứng) ... Hầu như toàn bộ câu chuyện diễn ra trong mạch vận động
của cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, tâm lý của các nhân vật. Ở Bức tranh, cốt
truyện được triển khai từ hàng loạt những giằng xé nội tâm của nhân vật hoạ sĩ: đặt ra câu hỏi rồi tự trả lời, tự đối thoại, biện hộ cho lỗi lầm, rồi tự kết tội mình... cuối cùng là nhận rõ con người của mình trong sự sám hối. Còn trong “Bến quê” là câu chuyện về nhận thức, chiêm nghiệm của một con người trong những giây phút cuối đời. Người thủ thành già ( Dấu vết nghề nghiệp ) cuối đời nhìn lại những thành công, thất bại đánh dấu những " khoảnh khắc hoàn hảo " và " thường xuyên không hoàn hảo" của mình để thấu tấm lòng khoan dung, nhân hậu của người đồng nghiệp như một sự trải nghiệm tình người, tình đời. Hay trong Một lần đối chứng, cốt truyện được triển khai khá đặc biệt, từ sự quan sát loài vật đi đến những suy ngẫm về con người; từ đó đưa ra đề nghị một cuộc đối chứng giữa cái thiện và cái ác, giữa lý trí, trí tuệ và bản năng mù quáng, giữa nhân cách và phi nhân cách, giữa hoàn thiện và chưa hoàn thiện, giữa ánh sáng và khoảng tối trong tâm hồn con người...Tất cả đều được tổ chức bằng sự vận động tâm lý, từ đó nhằm mục đích thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm và khắc hoạ tính cách nhân vật.
37
Trong Khách ở quê ra, khi mới đọc ta thấy cốt truyện dường như rời rạc thiếu tập trung, có cảm giác như có sự phân tán chủ đề. Hành động bên ngoài của nhân vật chỉ thấy: lão Khúng và Định hàn huyên trong bữa rượu gặp mặt ở đầu truyện. Định đưa Khúng đi chợ mua sắm và lão gặp Khúng đáp tàu ra về ở cuối truyện. Xong Nguyễn Minh Châu đã tổ chức cốt truyện trải ra thành nhiều vấn đề thông qua những lời kể và hồi ức của nhân vật, thoạt trông có vẻ rời rạc, không ăn nhịp. Những chi tiết, tình huống mà tác giả sử dụng tưởng như ngẫu nhiên, lôn xộn, nhưng đều kết dính vào trong mạch truyện về tính cách nông dân của lão Khúng và những biểu hiện tính cách ấy trước xu hướng đô thị hoá. Điều đó cho thấy cách triển khai cốt truyện khá tự do của tác giả - cách viết mà Trần Đình Sử đã giải thích bằng luật " hội tụ ánh sáng
": tác giả đã sử dụng luật này để " soi rọi vào một chi tiết làm cho hình tượng của anh tuy bề ngoài rất cá biệt nhưng lại có tầm khái quát đáng kể " [ 46 ]. Chính luật " hội tụ ánh sáng " mà Trần Đình Sử đã nêu ra khiến cho tác phẩm mở ra nhiều vấn đề trong khuôn khổ một cốt truyện ngắn và nó góp phần làm nên tính chất đa thanh trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.
2.1.1.3. Truyện không có cốt truyện
Trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975, có một số truyện có thể xem là " không có cốt truyện". Đúng ra, là loại truyện kể về những " sự đơn giản, bình thường " được xây dựng từ những bức tranh đời sống, những cốt truyện không có mở đầu hay kết thúc, vắng bóng những thắt nút, mở nút hồi hộp, chỉ có sự tái hiện những dòng đời đang tự nhiên trôi chảy. Trước năm 1975 ta ta từng bắt gặp nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu viết theo kiểu này để tái hiện lên những mảnh đời bình dị trong cảm xúc ngợi ca cuộc sống, con người và kháng chiến. ( Lá thư vui, Những vùng trời
khác nhau, Chuyện Đại đội ...). Sau 1975, loại truyện " không có cốt truyện " được Nguyễn Minh Châu tiếp tục phát triển theo một hướng mới đi vào đề tài sinh hoạt, thế sự: Hương và Phai, Đứa ăn cắp, Mẹ con chị Hằng, Người đàn bà tốt bụng….Trong các truyện, cốt truyện được triển khai bằng những
38
chi tiết miêu tả, kể lại những sự việc bình thường của cuộc sống. Trong truyện ta dễ nhận thấy không có sự xuất hiện của những tình huống có vấn đề. Nhân vật mặc nhiên cư xử, hành động theo thói quen, nếp sống của họ. Tác giả và người đọc mới là người nhận thức và suy ngẫm những vấn đề nảy sinh từ cách ứng xử, lối sống... của nhân vật. Tất cả những sự việc diễn ra của dòng đời đang trôi chảy tự nhiên được tác giả sắp xếp trong những mối tương quan nhân quả để tự người đọc nhận ra bản chất, quy luật của cuộc sống từ những sự kiện bình dị nhất, nhỏ nhặt đời thường.
Đọc truyện ngắn Đứa ăn cắp, ta bắt gặp cốt truyện là sự tái hiện bức
tranh đời sống quen thuộc ở một khu tập thể. Nhà văn chỉ làm công việc thuật lại những chi tiết đời thường đang diễn ra ở đó: những câu chuyện nhàm chán, vô vị, vô trách nhiệm của những người đàn bà, những trạng thái cảm xúc của con người ( phẫn nộ, sợ hãi, hả hê, sung sướng, căm giận, bịn rịn, xót thương...) Cốt truyện không hề có sự biến cố nào nổi bật, kể cả khi xuất hiện cái chết của một con người.(Sự kiện có thể xem là điểm nút trong một cao trào bi kịch nào đó của cuộc sống thường ngày) xong trong truyện nó chỉ là đề tài bàn luận của những người đàn bà hay thóc mách... Xong ẩn sau những bức tranh thế sự ấy, người đọc nhìn thấy ở tác giả thái độ phê phán nghiêm khắc với những lời nói, hành vi vô trách nhiệm, sự thờ ơ, dửng dưng với số phận và danh dự con người.
Có kết cấu giống như trong Đứa ăn cắp, cốt truyện trong Hương và Phai, Mẹ con chị Hằng, Người đàn bà tốt bụng cũng gồm những mảnh đời
vụn vặt, bình dị, những bức tranh đời sống được nhà văn thuật lại trong tư thế của người kể chuyện một cách khác quan. Chỉ là chuyện về cách ứng xử với chồng con, với mẹ từ một người mẹ trẻ ( Mẹ con chi Hằng ); đó là chuyện
một người đàn bà tốt bụng với tất cả mọi người trong khu tập thể và làm cho khu tập thể nhiều phen lao đao vì sự sốt sắng hồn nhiên của mình. (Người
đàn bà tốt bụng) hay những câu truyện tầm phào trong hiệu sách, nơi vòi
39
hàng ngày... từ góc nhìn của hai đứa trẻ (Hương và Phai )... Người đọc không bắt gặp những tình tiết ly kỳ rắc rối căng thẳng, cũng không có sự kiện, biến cố nào đáng kể trong mạch truyện trôi chảy một cách dung dị. Xong cũng từ chính những nghịch lý xuất hiện trong các câu chuyện đời thường ấy, Nguyễn Minh Châu lại giúp người đọc nhận ra và khái quát nên những triết lý nhân sinh, chiêm nghiệm lẽ đời và cảnh tỉnh những tình trạng đạo đức trong xã hội.
2.1.1.4. Phối hợp nhiều kiểu kết cấu cốt truyện
Trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, không phải tất cả các truyện ngắn của ông đều có thể phân định rạch ròi theo các kiểu kết cấu cốt truyện đã được nêu trên. Ngay cả những truyện đã được xếp vào một trong những loại cốt truyện nào đó cũng chỉ là sự xem xét kết cấu truyện ở những nội dung cơ bản nhất của nó. Nghiên cứu sâu từ góc độ thi pháp học khi khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, ta nhận thấy nhiều truyện được tổ chức theo cách phối hợp nhiều kiểu cốt truyện.
Đọc Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, người đọc dễ nhận ra
đây là cốt truyện có kết cấu chặt chẽ rõ ràng với nhiều sự kiện, nhiều biến cố (
Kiểu kết cấu sự kiện), xong đồng thời đây cũng là một cốt truyện được tổ chức theo kiểu kết cấu tâm lý. Truyện có xen kẽ với những tình huống ly kỳ, rắc rối, căng thẳng là những diễn biến tâm lý vừa phức tạp vừa sâu sắc của nhân vật Quỳ. Cứ sau mỗi chuyện về một con người, một đau thương. Quỳ lại có cơ hội để chiêm nghiệm, suy ngẫm, nhận thức lại những dấu ấn sâu đậm do chính những biến cố ấy để lại trong chị, về những quan niệm, lẽ sống của chị, về những vấn đề triết lý nhân sinh... Chính vì thế, có thể nói, truyện vừa là những sự kiện ,biến cố bề bộn vừa là dòng ý thức, tâm trạng của nhân vật chính. Đây là kiểu kết hợp hai kiểu kết cấu sự kiện và kết cấu tâm lý, tạo nên hiệu quả nghệ thuật đáng kể cho việc xây dựng một nhân vật có tính cách đặc biệt - có phần dị biệt và đáng nhớ trong tâm lý người đọc.
Trong cốt truyện Bức tranh, Dấu vết nghề nghiệp, Bến quê có sự có
40
nguyên tác luận đề, những cốt truyện này được triển khai từ những hạt nhân cốt lõi là xung đột đầy nghịch lý, mang tính chất bi kịch, dẫn người đọc tới sự phản tỉnh trong nhận thức về một quan niệm tư tưởng vốn có. Điều dễ nhận thấy trong những tác phẩm này là, để thực hiện được cốt truyện như thế, nhà văn đã sử dụng nhiều chi tiết miêu tả sự vận động của tâm lý, cảm xúc, suy nghĩ bên trong của nhân vật. Chính vì thế, những vấn đề tư tưởng nhà văn đưa ra đã đến được với người đọc một cách thuyết phục. Sự thành công ấy do một phần tài năng của tác giả trong nghệ thuật miêu tả tâm lý, một phần do đó chính là sự trăn trở, suy ngẫm từ ruột gan của nhà văn. Hay đúng hơn là sự thành công trong việc sử dụng, phối hợp kết cấu luận đề với kết cấu tâm lý đem lại hiệu quả mang giá trị nhân văn và thẫm mỹ cao.
Ngoài những kiểu phối hợp kể trên ta còn bắt gặp nhiều kiểu kết cấu khác trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Nghiên cứu và tìm hiểu Sắm vai,
Chiếc thuyền ngoài xa ta bắt gặp kiểu kết cấu sự kiện với kết cấu luận đề,
truyện Cơn giông, Cỏ lau…lại là sự kết hợp tài tình giữa kết cấu sự kiện với kết cấu tâm lý... Có thể nói, sự phối hợp nhiều kiểu kết cấu trong tổ chức cốt truyện là một nét đặc sắc trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, góp phần tạo nên thành công trong việc thể hiện con người và hiện thức trong sáng tác sau năm 1975.