Về ngoại giao.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 104)

II. CHỐNG ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” CỦA CÁC THẾ

6. Về ngoại giao.

- Đổi mới tư duy đối ngoại, dự báo đúng tình hình thế giới, khu vựcThực hiện nhất quán chính sách đối ngoại của Đảng, theo nguyên tắc “vừa hợp tác vừa đấu tranh”. Tất cả phục vụ vì lợi ích quốc gia dân tộc.

- Xác định đúng đối tượng, đối tác trên các lĩnh vực. Chủ động tiến công trên hoạt động đối ngoại, vạch trần và làm thất bại các luận điệu xuyên tạc, vu cáo, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam dưới mọi hình thức.

+ Vận động việt kiều tham gia phát thiện, đấu tranh với những âm mưu và hành động chống phá của bọn phản động trong người việt lưu vong.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại với an ninh - quốc phòng, không cho địch lợi dụng lãnh thổ các nước láng giềng để xâm nhập, hổ trợ, chỉ đạo chống phá Việt Nam.

+ Làm tốt công tác đối ngoại nhân dân, nhất là các tỉnh biên giới, hải đảo, thành phố, thị xã và những khu công nghiệp tập trung các nước đầu tư cho nước ta.

KẾT LUẬN

Âm mưu thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch không thay đổi, thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn. Để ngăn chặn, đẩy lùi, đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch thì toàn Đảng, toàn dân, toàn quân không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, quyết tâm xây dựng quê hương, đất nước ngày càng đẹp giàu, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh”. Hôm nay và mãi mãi sau này, các thế hệ con cháu quyết tâm giữ gìn từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc đã thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, máu xương của các thế hệ cha anh, trong đó, có cả người thân yêu, ruột thịt của chúng ta.

[1] C.Mac,F.Ăngghen:Toàn tập,Nxb CTQG,HN-1995,Tập 3,Tr18.

[2] SĐD T21,Tr 373-374

[3] Chỉ thị 51-CT/TW, ngày 29-10-2012 về Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

[4] Trên các mặt giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học

[5] Đại hội XI đặt mục tiêu tỉ lệ lao động qua đào tạo là 55%.

[6] Giai đoạn 1 (2011-2015): thực hiện đổi mới quản lý giáo dục; hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng khung trình độ quốc gia; triển khai xây dựng một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học chất lượng cao và trường đại học theo định hướng nghiên cứu; đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; đào tạo bồi dưỡng và thực hiện các chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập trung chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015; Triển khai các bước xây dựng xã hội học tập. Đánh giá, điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp chiến lược vào cuối năm 2015; tổ chức sơ kết thực hiện Chiến lược giai đoạn 1 vào đầu năm 2016.

Giai đoạn 2 (2016-2020): Triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đại học và một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 với các điều chỉnh bổ sung; tập trung củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 vào cuối năm 2020 và tổng kết vào đầu năm 2021.

[7]Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01-11-2012 về phát triển khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

[8] Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.

[9] Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xác định việc phát huy và phát triển khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền; là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng cấp; kế hoạch ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ là một nội

dung của quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành và địa phương.

[10] Trong đó, tập trung đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính; đổi mới hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ; đổi mới quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ; kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của các nhà khoa học. Tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong các hoạt động tư vấn, phản biện xã hội, vai trò xung kích của đoàn thanh niên, các tổ chức và cá nhân trong phong trào thi đua sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Đánh giá việc thực hiện Đề án nguồn nhân lực tỉnh giai đoạn 2006-2010, có tính đến năm 2015; bổ sung, điều chỉnh những nội dung liên quan đến đội ngũ làm công tác khoa học cho phù hợp với tình hình thực tế. Rà soát, kiện toàn Liên hiệp các Hội khoa học - kỹ thuật tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, đảm bảo thực hiện tốt chức năng thẩm định, phản biện các chủ trương, chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

[11] Bao gồm: Tăng cường nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh và mục đích công cộng; Ưu tiên phát triển một số công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ liên ngành; Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực, vùng, địa phương.

[12] Nghị quyết 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

[13] Sốt rét, lao, phong, bướu cổ, hoa liễu, HIV/AIDS, ung thư, tâm thần, cao huyết áp và bệnh nghề nghiệp.

[14] Người có công với nước, người nghèo, dân tộc thiểu số, bà mẹ và trẻ em.

[15] Ưu tiên ngân sách cho y tế dự phòng, đầu tư cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế, đặc biệt là các vùng khó khăn; tiếp tục chuyển đầu tư trực tiếp cho các cơ sở dịch vụ công sang đầu tư trực tiếp cho người hưởng dịch vụ bằng cách mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người có công với cách mạng, người tàn tật và rủi ro về sức khỏe, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo; đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, nâng cao chất lượng và hiệu quả khám chữa bệnh cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; đổi mới chính sách viện phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí phục vụ người bệnh. Ban hành các chính sách khuyến khích xã hội hóa công tác y tế và đổi mới cơ chế tiền lương cho cán bộ y tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w