PHƯƠNG THỨC, CƠ CHẾ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC KHOA GIÁO Ở CƠ SỞ.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 69)

SỞ.

1. Phương thức lãnh đạo.

Một là: Đảng ủy (chi ủy) họp bàn, ra quyết định về công tác khoa giáo cũng như từng lĩnh vực trong công tác khoa giáo; đồng chí cấp uỷ phụ trách công tác tuyên giáo cơ sở chỉ đạo từng ngành, bộ phận liên quan chuẩn bị nội dung.

Hai là: Đảng bộ xã, phường lãnh đạo bằng cách chăm lo công tác tổ chức cán bộ, bồi dưỡng, lựa chọn cán bộ chính quyền bổ nhiệm lãnh đạo của các ngành, bộ phận phụ trách các lĩnh vực khoa giáo. Thông qua vai trò của đảng viên trong các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể bảo đảm nghị quyết về công tác khoa giáo được thực hiện tốt.

Ba là: Lãnh đạo bằng việc giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, kịp thời uốn nắn lệch lạc, sớm phát hiện nhân tố mới, các điển hình tiên tiến… để nhân rộng và phổ biến kinh nghiệm tốt, cách làm hay.

Bốn là: Lãnh đạo bằng sự gương mẫu của từng đảng viên trong từng tổ chức, cộng đồng dân cư. Phải nắm bắt và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của quần chúng với tổ chức đảng cơ sở, để chỉ đạo định hướng tư tưởng chính trị cho quần chúng ở cơ sở.

2. Cơ chế lãnh đạo của đảng bộ cơ sở.

Lãnh đạo công tác khoa giáo chủ yếu thông qua hệ thống chính trị, xây dựng cơ chế phối hợp để triển khai thực hiện.

+ Về tổ chức: Có thể xây dựng hội đồng công tác khoa giáo, gồm đại diện Thường trực cấp ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, cấp ủy viên phụ trách công tác tuyên giáo cấp ủy và các ban ngành, đoàn thể ở cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo công tác khoa giáo (hoặc do cấp ủy cơ sở trực tiếp lãnh đạo).

+ Về mục tiêu, kế hoạch, biện pháp thực hiện: Sau khi có nghị quyết của cấp uỷ, hội đồng họp để cụ thể hoá, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, xác định mục tiêu, biện pháp và phân công trách nhiệm triển khai nghị quyết của đảng bộ. Từng thành viên trong hội đồng phải đưa ra các mục tiêu, giải pháp có liên quan vào chương trình, kế hoạch công tác, cụ thể:

- Hội đồng nhân dân cấp xã đưa nội dung công tác khoa giáo cần thiết vào nội dung để bàn trong các kỳ họp và quyết định định chủ trương của chính quyền địa phương, đồng thời giám sát Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, quản lý, phối hợp điều hành công việc hàng ngày, giải quyết các điều kiện và chế độ chính sách cụ thể để triển khai từng mặt công tác sau khi có chủ trương của đảng bộ và Hội đồng nhân dân.

- Các ngành, bộ phận thuộc lĩnh vực khoa giáo thực hiện công việc cụ thể theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của ngành dọc, đồng thời cụ thể hóa triển khai thực hiện nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

- Cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể cơ sở, làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện công tác khoa giáo.

- Hội đồng công tác khoa giáo (hoặc cấp ủy) tổ chức giao ban định kỳ để nắm tình hình, đôn đốc, động viên cán bộ phụ trách các lĩnh vực khoa giá và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh, tạo điều kiện để công tác khoa giáo triển khai đến từng thôn, làng, tổ dân phố và gia đình. Tiến hành kiểm tra, giám sát định kỳ nhằm phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm để chấn chỉnh, bổ sung kịp thời.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w