Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII đề ra 5 quan điểm, 10 nhiệm vụ, nhiệm vụ cấp bách đến năm 2000 và 4 nhóm giải pháp, nhằm “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nội dung yêu cầu của bài này chỉ nêu lên 6 nhiệm vụ, cơ bản sát và phù hợp với công tác văn hóa - văn nghệ ở cơ sở.
Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với 5 đức tính là:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường văn hoá, sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
2. Xây dựng môi trường văn hoá ở cơ sở.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội; trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.
- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (theo 5 nội dung của của Cuộc vận động).
- Xây dựng gia đình văn hoá; làng, bản, thôn, ấp, xã, phường văn hoá; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học văn hoá gắn với việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; triển khai nhân rộng mô hình xây dựng nông thôn mới.
- Đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; đấu tranh loại bỏ các hoạt động kinh doanh văn hóa thiếu lành mạnh, phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại.
3. Phát triển văn học - nghệ thuật.
- Động viên, khuyến khích nhân dân sáng tạo văn học - nghệ thuật, sáng tác nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thâm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng sâu sắc xây dựng con người.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật. Đấu tranh chống các khuynh hướng trái với đường lối văn nghệ của Đảng.
- Lãnh đạo, quản lý, tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động văn học, nghệ thuật.
- Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật của công chúng, đặc biệt là thế hệ thanh, thiếu niên.
4. Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
- Sưu tầm và xử lý hiện vật lịch sử - văn hoá, điều tra, thám sát khảo cổ, trùng ru, khai thác tác dụng di tích lịc sử - văn hóa.
- Bảo tồn văn hoá vật thể và phi vật thể, sưu tầm, bảo quản, biên dịch, xuất bản văn hóa dân gian.
- Tổ chức nghệ thuật diễn xướng sử thi, diễn tấu cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc, trình diễn các thể loại dân ca dân vũ của đồng bào các dân tộc thiểu số; phát hiện, thống kê, bồi dưỡng nghệ nhân.
5. Công tác bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. thiểu số.
- Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, như: khôi phục, sửa chữa nhà rông, lưu giữ cồng chiêng, truyền dạy văn hóa dân gian, nghề truyền thống; giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc.
- Bảo tồn và phát triển, sử dụng ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc; tổ chức nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số.
- Phát hiện, khuyến khích bồi dưỡng tài năng trẻ, năng khiếu văn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số.
- Sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch, ghi âm văn hóa dân gian, như: khôi phục nghệ thuật diễn xướng sử thi, diễn tấu, cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc; phục dựng lễ hội dân gian truyền thống.
- Tổ chức Ngày hội văn hoá - thể thao các dân tộc; liên hoan nhạc cụ dân tộc, liên hoan dân ca dân vũ và trình diễn trang phục dân tộc; nhằm khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng; đặc biệt là thực hiện công
tác bảo tồn, phát huy, phát triển bản sắc văn hóa dân gian của dân tộc trong tỉnh. - Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số, đưa chương trình giảng dạy song ngữ vào trong trường học.
6. Xây dựng thiết chế, thể chế văn hoá.
- Thiết chế văn hoá bao gồm: Nhà văn hoá, hội trường (phòng họp), nhà truyền thống, thư viện, bưu điện văn hoá, sân thể thao, câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng, tổ đội tuyên truyền lưu động, các thiết bị cho tuyên truyền, cổ động. - Thể chế văn hoá là hệ thống các quy định, chính sách về quản lý, xây dựng,