Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em Tăng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 64)

ngành, đoàn thể trong hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tăng cường giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em; phát hiện, ngăn chặn, lên án các hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em.

d. Công tác bảo hiểm xã hội:d1. Quan điểm, mục tiêu: d1. Quan điểm, mục tiêu:

- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện; thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Sử dụng an toàn và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn; quản lý, sử dụng có hiệu quả và bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế. Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

d2. Nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới:

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để cán bộ, đảng viên và nhân

dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia bảo hiểm.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Rà soát, bổ sung quy định buộc người sử dụng lao động phải thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; có chính sách khuyến khích người dân, nhất là người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế.

- Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Kiện toàn tổ chức bộ máy bảo hiểm xã hội các cấp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

- Củng cố và tăng cường quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế bảo đảm thu chi, đầu tư tăng trưởng hiệu quả và an toàn theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

e. Về thể dục, thể thao:e1. Quan điểm, mục tiêu: e1. Quan điểm, mục tiêu:

- Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân.

- Đến năm 2020, phấn đấu 90% học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục, thể thao phục vụ việc tập luyện của nhân dân; trình độ một số môn thể thao trọng điểm được nâng cao ngang tầm Châu Á và thế giới; bảo đảm các điều kiện để sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công các sự kiện thể thao lớn của Châu Á và thế giới.

e2. Nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới:

- Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao quần chúng, quan tâm phát triển thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang, nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo tồn, phát triển

các môn thể thao dân tộc và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong các hoạt động thể dục, thể thao.

- Đầu tư, nâng cấp các trung tâm huấn luyện thể thao của quốc gia, các ngành, các địa phương, đáp ứng yêu cầu huấn luyện thể thao hiện đại, khuyến khích phát triển câu lạc bộ thể thao; kiên quyết đấu tranh khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong thể thao; quan tâm quy hoạch đất dành cho thể dục, thể thao; bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

- Đổi mới tổ chức, quản lý thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp, hỗ trợ cho đào tạo vận động viên các môn thể thao trọng điểm; nâng cao chất

lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, bảo đảm tính kế cận, liên tục và phát triển; coi trọng giáo dục đạo đức, ý chí, lòng tự hào dân tộc cho vận động viên; tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng các vận động viên xuất sắc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học.

- Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát triển các tổ chức xã hội về thể dục thể thao; tăng cường hợp tác quốc tế.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về công tác thể dục, thể thao. Quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác thể dục, thể thao.

2. Giúp cấp uỷ chỉ đạo công tác chính trị, tư tưởng trong đội ngũ trí thức, các nhà khoa học và trong sinh viên, học sinh ở địa phương; nghiên cứu các nhà khoa học và trong sinh viên, học sinh ở địa phương; nghiên cứu đề xuất về chủ trương đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý và đãi ngộ nhân tài.

Để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chính trị tư tưởng, Ban Tuyên giáo chủ động tham mưu cho cấp ủy xây dựng và thông qua phương hướng, nội dung, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong các cơ quan thuộc khối khoa giáo trên địa bàn. Cần căn cứ đường lối, chủ trương của đảng và yêu cầu của từng lĩnh vực công tác khoa giáo, căn cứ tình hình tư tưởng của đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, giáo viên, y, bác sỹ, của cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn để quyết định phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp tiến hành công tác tư tưởng trong từng thời kỳ. Trong công tác chính trị tư tưởng thuộc khối khoa giáo, cần quan tâm đội ngũ trí thức ở địa phương, động viên họ tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Trong các lĩnh vực, cần phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín ở địa phương.

3. Tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ các ngành trong khối theo phân cấp quản lý. trong khối theo phân cấp quản lý.

Phối hợp với các cơ quan hữu quan đề xuất về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, quản lý và đãi ngộ nhân tài và đội ngũ trí thức khoa học. Căn cứ vào tình hình và yêu cầu về tổ chức bộ máy và về công tác cán bộ cụ thể ở từng ngành khoa giáo ở địa phương. Ban tuyên giáo tham gia cùng các cơ quan khác tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo phương hướng, biện pháp tiến hành công tác tổ chức cán bộ của cơ quan khoa giáo và tham gia với các ngành, các cấp trong việc bổ nhiệm và bố trí cán bộ cho các cơ sở khoa giáo ở địa phương. Trong công tác cán bộ, ban tuyên giáo chủ động tham mưu cho cấp ủy về kế hoạch đào tạo nguồn cán bộ trong lĩnh vực khoa giáo của địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn sâu các lĩnh vực khoa giáo bằng các hình thức chọn lựa, cấp kinh phí cho cán bộ là người địa phương đi học trung cấp, cao đẳng, đại học, gắn với những chính sách đầu tư, thu hút sinh viên tốt nghiệp các loại hình đào tạo về địa phương công tác.

Công tác cán bộ cần quan tâm đến việc xây dựng mạng lưới và hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách, hoặc cán bộ kiêm nhiệm theo dõi các mặt công tác khoa giáo. Phân công một đồng chí thường vụ cấp ủy phụ trách công tác khoa giáo. Lãnh đạo chính quyền, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của từng lĩnh vực công tác khoa giáo.

4. Tham gia công tác xây dựng đảng đối với các đảng bộ, chi bộ thuộc khối khoa giáo. khoa giáo.

Tăng cường công tác phát triển đảng trong các trường học, trạm y tế... Phân công, bố trí đảng viên có năng lực, uy tín vào công tác lãnh đạo và tham mưu giúp cấp ủy về các lĩnh vực công tác khoa giáo.

Để làm tốt việc này, trong những năm trước mắt, cấp ủy các cấp cần có chủ trương, biện pháp cụ thể, quy chế phối hợp để ban tuyên giáo các cấp chủ động và tích cực tham gia công tác xây dựng Đảng ở các cơ quan thuộc ngành khoa giáo trên địa bàn.

Căn cứ vào tình hình cụ thể của các đoàn thể nhân dân trong khối khoa giáo để xác định phương hướng, biện pháp tiến hành công tác quần chúng cho phù hợp. Tăng cường lãnh đạo các đoàn thể xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Công đoàn... trong các trường học, trạm y tế... nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị thuộc khối khoa giáo. Có cơ chế để huy động các lực lượng xã hội như Hội Phụ lão, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội cha mẹ học sinh cùng các đoàn thể chính trị xã hội vào việc chăm lo các mặt công tác khoa giáo.

Hằng năm, ban tuyên giáo có chương trình công tác quần chúng, có kế hoạch làm việc với lãnh đạo các đoàn thể để nghe báo cáo và định hướng, nội dung,

biện pháp hoạt động, đồng thời xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh trong từng đoàn thể quần chúng thuộc cơ quan trong khối khoa giáo.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w