Nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 57)

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC KHOA GIÁO 1 Nhiệm vụ chuyên môn.

c. Nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới:

- Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt[6].

- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp; chú trọng phát triển, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học; khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục hiện nay. Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên, giảng viên theo chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định; trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên.

- Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; phân cấp, tạo động lực và sự chủ động của các cơ sở, các chủ thể tiến hành giáo dục; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ quản lý giáo dục làm cơ sở đánh giá, nhận xét, điều động, luân chuyển cán bộ. Đổi mới hoạt động dạy nghề theo hướng tăng cường dạy thực hành gắn với các cơ sở sản xuất. Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phù hợp với quy hoạch sản xuất và xây dựng nông

thôn mới.

- Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các ngành học, bậc học. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động dạy nghề.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; huy động nguồn vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, đào tạo. - Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, đào tạo; rà soát, đầu tư, sửa chữa các trường học xuống cấp, nhà công vụ của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề.

1.3.Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về khoa học, công nghệ và môi trường: học, công nghệ và môi trường:

a. Quan điểm [7]:

Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; làm chủ, ứng dụng và phát triển các công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao. Đầu tư cho phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ[8].

Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế; vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững và phải được thể hiện trong các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của toàn xã hội; phương châm là lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý, khắc phục và cải thiện môi trường kịp thời, hiệu quả.

b. Mục tiêu:

Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, tạo động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất

lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI. Mục tiêu cụ thể:

Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước. Xây dựng được nền tảng khoa học hiện đại, đạt trình độ hàng đầu của khu vực và thứ hạng cao trên thế giới ở một số lĩnh vực. Số cán bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu và phát triển đạt mức 11/1vạn dân; tăng nhanh số lượng các công trình được công bố quốc tế và số lượng các sáng chế được bảo hộ trong nước và ở nước ngoài. Phát triển mạnh các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp khoảng 35% tăng trưởng kinh tế. Xây dựng được một số sản phẩm quốc gia mang thương hiệu Việt Nam. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt khoảng 20% /năm; giá trị giao dịch của thị trường khoa học và công nghệ tăng trung bình khoảng 15%/năm. Đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới; tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên; nâng độ che phủ rừng lên 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w