Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới là:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 59)

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC KHOA GIÁO 1 Nhiệm vụ chuyên môn.

c. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong thời gian tới là:

- Đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ[9]. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ; sử dụng, trọng dụng người làm công tác khoa học - công nghệ[10].

- Triển khai các định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu[11]. Nâng cao chất lượng các đề tài, dự án khoa học và công nghệ; chuyển giao, ứng dụng vào thực tế; đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Phát huy và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; thế chế hóa yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. - Tăng cường nguồn lực tài chính, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kinh tế, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho bảo vệ môi trường.

- Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thái, xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, vùng ven đô thị và vùng nông thôn. Khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.4. Một số nội dung về các vấn đề xã hội liên quan:a. Về chăm sóc sức khỏe nhân dân: a. Về chăm sóc sức khỏe nhân dân:

a1. Quan điểm, mục tiêu:

- Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ[12].

- Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt, từng bước xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế.

- Phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã, phường có bác sĩ; giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng nòi giống; tăng cường thể lực cho thanh niên. Từng bước khắc phục cơ bản về các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng[13]. Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện công bằng xã hội[14]. Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, bảo đảm đáp ứng nhu cầu thiết

yếu cho mọi địa bàn dân cư; phấn dấu đạt 9 bác sĩ và 26 giường bệnh trên một vạn dân, đổi mới cơ chế và chính sách viện phí, tiến hành bảo hiểm y tế toàn dân; kết hợp chặt chẽ y học hiện đại và y học cổ truyền; ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi nạn dịch HIV/AIDS bằng các biện pháp mạnh mẽ, kiên trì và có hiệu quả.

a2. Nhiệm vụ và giải pháp thời gian tới:

- Tổ chức sắp xếp hệ thống y tế công, đặc biệt là y tế cơ sở. Đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý về tài chính, nhân lực của các cơ sở y tế công, từng bước áp dụng các công nghệ hiện đại để khám chữa bệnh. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích phát triển và mở rộng các cơ sở y tế tư nhân.

- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về y tế và bảo hiểm y tế; cải cách mạnh mẽ thủ tục khám bệnh, chữa bệnh nhằm giảm phiền hà cho nhân dân; tổ chức thực hiện quy định về quản lý giá thuốc, quản lý hành nghề y dược tư nhân; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao y đức và trách nhiệm của cán bộ y tế, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về y tế.

- Chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách y tế đối với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người già, đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội; vận động và hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế; quan tâm đến sức khỏe người lao động, học sinh, sinh viên.

- Cơ cấu lại nguồn tài chính cho y tế để tiến đến nguồn tài chính công chiếm một tỷ trọng cao (ít nhất là trên 50%) trong tổng ngân sách chi tiêu y tế[15].

- Triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe, chính sách pháp luật, các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân cho nhân dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w