Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về giáo dục, đào tạo và dạy nghề:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 56)

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC KHOA GIÁO 1 Nhiệm vụ chuyên môn.

1.2. Lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về giáo dục, đào tạo và dạy nghề:

đào tạo và dạy nghề:

a. Quan điểm:

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay[3]. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. Trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.

- Công tác dạy nghề, nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn, tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống là tạo nguồn nhân lực thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn và

xây dựng nông thôn mới; xác định việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác dạy nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp.

b. Mục tiêu:

- Đến năm 2015, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 45%, lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có hiệu quả cao đạt ít nhất 70%.

- Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện[4]. Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Tỷ lệ đi học đúng tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%[5]; tỷ lệ sinh viên đạt 450 trên một vạn dân. Lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có hiệu quả cao đạt ít nhất 80%.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w