SỰ QUAN TÂM CHỈ ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI GIAN

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 74)

QUA.

- Việc quan tâm chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương: tập trung từ sau khi tách tỉnh (8-1991), đặc biệt là từ khi có Chỉ thị 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương về "Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam", Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các cấp nghiêm túc quán triệt Chỉ thị. Đồng thời, cụ thể hoá tinh thần Chỉ thị bằng việc ban hành Thông tri số 03-TT/TU ngày 08-5-2006 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW trên địa bàn tỉnh. Để đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục có Công văn 663-CV/TU ngày 02-7-2009; Công văn 809-CV/VPTU ngày 7-10-2011 về đẩy mạnh nghiên cứu, biên soạn lịch sử trên địa bàn tỉnh.

- Một số kết quả đạt được:

+ Đối với cấp tỉnh: Đã biên soạn, xuất bản 2 tập sách lịch sử Đảng bộ tỉnh (1930- 1975) và (1975-2000); sách “Kon Tum đất nước, con người”, sách “Kon Tum- 100 năm lịch sử và phát triển”, Đề tài “Biên niên sự kiện lịch sử tỉnh Kon Tum (1471-2009),…

+ Đối với cấp huyện, thành phố: Đã biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ các huyện, thành phố,….

+ Đối với các sở, ngành, đoàn thể và lực lượng vũ trang….

+ Đối với cấp xã, phường, thị trấn: Hiện tại có một số đơn vị đang triển khai nghiên cứu, biên soạn,…

- Một số hạn chế và nguyên nhân:

* Hạn chế:

+ Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm chú ý triển khai quán triệt nội dung Chỉ thị 15 của Ban Bí thư, Thông tri 03 và Công văn 663 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. + Việc triển khai nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống của các ngành, đoàn thể chưa tích cực, đồng bộ. Còn nhiều ngành chưa tiến hành nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống, nhất là một số ngành có bề dày truyền thống tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Y tế, Giao thông vận tải, các ban xây dựng

Đảng ...các đơn vị này chỉ mới dừng lại ở việc phát động cán bộ, công chức hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, các cuộc tọa đàm, gặp mặt nhân các ngày kỷ niệm truyền thống ngành.

+ Việc biên soạn lịch sử truyền thống các xã, phường, thị trấn chưa được chú ý triển khai.

+ Một số huyện, ngành chưa nghiêm túc tiếp thu ý kiến thẩm định của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và tìm cách xin giấy phép in ấn, xuất bản, nên một số sách lịch sử đảng bộ huyện và lịch sử truyền thống ngành, đoàn thể đã xuất bản chất lượng chưa cao, nội dung dàn trải, liệt kê sự kiện, phản ánh sai chủ thể nghiên cứu, biên soạn. Vấn đề này Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát hiện nhưng chưa có biện pháp chấn chỉnh.

- Một số sách và ấn phẩm lịch sử đã xuất bản song còn nhiều sự kiện sai, chưa bổ sung, tái bản, nên việc biên soạn các giáo trình phục vụ giảng dạy trong các hệ thống trường học cũng theo đó chưa được chính xác.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn lịch còn thiếu rất nhiều (các huyện, thành hầu như không có, chỉ kiêm nhiệm)

* Nguyên nhân:

- Do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ và lịch sử truyền thống cũng như việc tổng kết đánh giá những vấn đề thuộc về lịch sử đảng bộ, lịch sử cách mạng địa phương.

- Tư liệu còn thiếu rất nhiều, chưa đảm bảo tính hệ thống, nên rất khó khăn trong quá trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh, huyện, thành; lịch sử

truyền thống các ngành, đoàn thể và các xã, phường, thị trấn. Trong khi đó nguồn kinh phí hàng năm (theo tinh thần chỉ đạo của Thông tri) cho công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh, huyện, thành chưa được Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, thành quan tâm thực hiện đúng mức. Do đó kinh phí phục vụ công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp còn khó khăn. Hầu như chưa tiến hành thu thập được những cứ liệu lịch sử có giá trị ở các kho lưu trữ Trung ương, nên còn rất khó khăn cho quá trình xác minh, đối chiếu, tham mưu thẩm định tính chính xác, khoa học các sự kiện lịch sử.

- Chưa sưu tầm bổ sung được nguồn tài liệu cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu, biên soạn và thẩm định. Hầu hết các ngành, địa phương chưa bố trí được nguồn kinh phí đặc thù cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử.

- Việc tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan chức năng (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) của các Ban chỉ đạo trước khi hoàn chỉnh, in ấn, xuất bản chưa được thực hiện nghiêm túc, dẫn đến nhiều công trình Lịch sử đảng bộ sa vào lịch sử phong trào và báo cáo lại hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các cấp chính quyền, chưa làm rõ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ đối với tiến trình

cách mạng, do đó chưa đảm bảo tính Đảng, tính khoa học.

- Các cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đến việc bố trí cán bộ chuyên môn làm công tác nghiên cứu, biên soạn và tổng kết lịch sử từ tỉnh đến huyện.

- Đa số các ngành, đoàn thể, huyện, thành chưa nắm vững quy trình nghiên cứu, biên soạn một công trình lịch sử, nên triển khai còn lúng túng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 74)