SỬ DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 90)

TRÌNH LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI.

1. Sử dụng các cứ liệu điều tra, nắm bắt dư luận xã hội phục vụ quá trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo. ra quyết định của các cấp lãnh đạo.

Dư luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin giúp các cấp lãnh đạo đưa ra những quyết định phù hợp với lòng dân, kịp thời bổ sung, chỉnh lý những quyết định còn khuyếm khuyết, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện.

1.1. Sử dụng các kết quả nghiên cứu lý luận và điều tra, nắm bắt dư luận xã hội để đánh giá tình hình tâm trạng, tư tưởng của xã hội: xã hội để đánh giá tình hình tâm trạng, tư tưởng của xã hội:

- Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần tổng thể, không chỉ thể hiện trình độ dân trí, trình độ nhận thức, cách tư duy mà còn thể hiện tình cảm, ý chí của các nhóm xã hội.

+ Trình độ nhận thức: “dân trí”, cách tư duy xã hội, được thể hiện dưới dạng các khuôn mẫu tư duy xã hội.

+ Dư luận xã hội cũng thể hiện tâm trạng, tình cảm, ý chí của nhân dân nói chung, các tầng lớp, các nhóm xã hội nói riêng. Trong dư luận xã hội của công chúng, chúng ta có thể biết rõ tình cảm cũng như ý chí của họ. Họ hài lòng hay không hài lòng, phấn khởi hay vui buồn, tán thành hay không tán thành, muốn làm gì và không làm gì…

- Dư luận xã hội là một hiện tượng tinh thần xã hội tồn tại khách quan đối với ý thức của mỗi cá nhân, có thể “đo đạc” được bằng các phương pháp khoa học. Do có thể “đo đạc” được dư luận xã hội là các thông tin không những rõ ràng dưới góc độ định tính mà còn rõ ràng dưới góc độ định lượng.

Nhờ các thông tin toàn diện như vậy, chúng ta mới có thể đánh giá đúng thực trạng tình hình tâm trạng, tư tưởng của xã hội. Nhờ kết quả của các cuộc điều tra dư luận xã hội, việc đánh giá tình hình tâm trạng, tư tưởng của xã hội sẽ bớt đi tính mơ hồ của các nhận định chung “đa số”, “thiểu số”... Các cứ liệu của các cuộc điều tra dư luận xã hội, là cơ sở khách quan để nhận định đúng, sâu sắc về tình hình tâm trạng, tư tưởng của xã hội.

1.2. Sử dụng các kết quả nắm bắt dư luận xã hội phục vụ quá trình ra quyết định của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Chuẩn bị nội dung, thảo định của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước (Chuẩn bị nội dung, thảo luận nội dung, thông qua nội dung các quyết định):

Các kênh thông tin phản hồi (ở đây là các thông tin về nhận thức và thái độ của nhân dân đối với các quyết sách đã ban hành, hoặc chuẩn bị được ban hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước) có vai trò rất lớn đối với quá trình ra quyết định của các cơ quan lãnh đạo.

Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho các quyết định của các cấp ủy Đảng, chính quyền trở thành quan liêu, không đi vào cuộc sống là do các phản hồi chân thực về tình cảm, về suy nghĩ, ý chí, nguyện vọng của nhân dân không

được tôn trọng và tham khảo.

1.3. Sử dụng các kết quả nắm bắt dư luận xã hội phục vụ quá trình tổ chức thực hiện các quyết định đã ban hành: thực hiện các quyết định đã ban hành:

Quá trình triển khai thực hiện, các quyết định đã ban hành có thể gặp phải những khó khăn, vướng mắc thể hiện qua những băn khoăn, thắc mắc của đối tượng thực thi. Nếu các cơ quan lãnh đạo, quản lý không nắm được các băn khoăn, thắc mắc này, hoặc nắm một cách méo mó, hời hợt do phương pháp nắm bắt thông tin thiếu khoa học thì sẽ không kịp thời đưa ra những biện pháp bổ sung, sửa đổi và do đó rút cuộc quyết định có thể không được thực hiện, hoặc thực hiện một cách hình thức, ít hiệu quả.

Do đó, các cấp ủy đảng và chính quyền cũng cần phải tăng cường sử dụng các phương pháp nắm bắt dư luận xã hội khoa học, khách quan để nắm được thực trạng, tư tưởng, các băn khoăn, thắc mắc của nhân dân, có hiệu quả nhằm khắc phục những vướng mắc, thúc đẩy quá trình thực hiện quyết định.

2. Sử dụng các kết quả điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền. nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền.

2.1. Sử dụng các kết quả nắm bắt dư luận xã hội để đánh giá kết quả của công tác tuyên truyền: công tác tuyên truyền:

Một trong những nguyên nhân làm giảm sút hiệu quả của các tác động thông tin, tuyên truyền là sự coi thường, hoặc không có những biện pháp thích hợp để bảo đảm khâu thông tin phản hồi.

2.2. Sử dụng các kết quả nắm bắt dư luận xã hội để tăng cường nguyên tắc đối thoại trong hoạt động thông tin, tuyên truyền: đối thoại trong hoạt động thông tin, tuyên truyền:

Trong quá trình thông tin, tuyên truyền, ở khách thể có thể xuất hiện những băn khoăn, thắc mắc hoặc những nghi vấn cản trở việc tiếp thu thông tin của họ. Nếu chủ thể thông tin, tuyên truyền kịp thời phát hiện và giải đáp những băn khoăn, thắc mắc này, hoạt động thông tin sẽ mang tính đối thoại, một trong những nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của tác động thông tin.

2.3. Sử dụng các kết quả nghiên cứu lý luận về cơ chế hình thành dư luận xã hội để định hướng dư luận xã hội: xã hội để định hướng dư luận xã hội:

Thành công của công tác tư tưởng thể hiện ở khả năng nắm bắt, định hướng, làm chủ dư luận xã hội kịp thời. Muốn nắm bắt, định hướng và làm chủ dư luận xã hội kịp thời phải nắm được cơ chế hình thành và biến đổi của nó. Đó là: Nắm bắt và dự báo kịp thời những vấn đề, sự kiện, hiện tượng đã, đang và sẽ xảy ra; nắm được cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội trước mỗi vấn đề, sự kiện, hiện

tượng có liên quan đến từng nhóm, giai tầng xã hội.

3. Sử dụng các kết quả điều tra, nắm bắt dư luận xã hội để tập hợp trí tuệ, phát huy sáng kiến của các tầng lớp nhân dân. phát huy sáng kiến của các tầng lớp nhân dân.

Trước các vấn đề nan giải, dư luận xã hội có thể nêu ra các khuyến nghị sáng suốt. Các khuyến nghị này có thể thu thập qua mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội nhằm thu thập ý kiến của các tầng lớp nhân dân về cách giải quyết đối với các vấn đề nan giải của đất nước, có thể tìm ra các phương pháp xử lý tốt nhất.

4. Sử dụng dư luận xã hội để gây sức ép chống các biểu hiện tiêu cực trong hệ thống chính trị, như tham nhũng, quan liêu,… trong hệ thống chính trị, như tham nhũng, quan liêu,…

Các phần tử thoái hóa biến chất trong hệ thống chính trị luôn sẵn sàng chà đạp lên các giá trị đạo đức và pháp luật, nhưng lại rất ngại báo chí và dư luận xã hội. Chúng luôn tìm cách bưng bít thông tin, tránh né sự dòm ngó của báo chí và dư luận xã hội. Sự mở rộng dân chủ, công khai hóa các thông tin về các biểu hiện tham nhũng, quan liêu, suy thoái đạo đức, lối sống trong hệ thống chính trị sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội, lôi kéo dư luận xã hội vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu.... có hiệu quả.

5. Sử dụng dư luận xã hội để giáo dục luân thường, đạo lý trong xã hội.

Thuần phong, mỹ tục, các giá trị đạo đức, luân lý truyền thống của dân tộc được giữ vững qua hàng ngàn năm, một phần, là nhờ sự bảo vệ của dư luận xã hội. Dư luận xã hội đặt biệt nhạy cảm với các hiện tượng vi phạm thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội. Trước các biểu hiện vi phạm thuần phong, mỹ tục, đạo đức, luân lý… thái độ của dư luận xã hội bao giờ cũng lên án gay gắt.

Do dư luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng, các nhóm xã hội, nên dư luận xã hội có sức ép lớn đến tư tưởng và hành vi của mỗi cá nhân. Khuyến khích báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đề cao, ca ngợi các tấm gương đạo đức và lối sống đẹp; phê phán, lên án các biểu hiện vi phạm thuần phong, mỹ tục, các chuẩn mực đạo đức, luân lý trong xã hội sẽ khơi dậy vai trò tích cực của dư luận xã hội trong lĩnh vực này.

6. Sử dụng các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội để phòng ngừa sự xuất hiện và giải quyết các điểm nóng. hiện và giải quyết các điểm nóng.

Một trong những nguyên nhân làm xuất hiện các điểm nóng, các cuộc “phản ánh tập thể”, khiếu kiện tập thể… của nhân dân là do các cấp lãnh đạo không lắng nghe dư luận xã hội, không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, hoặc do bị cấp dưới vì những lợi ích các nhân, cục bộ, cố tình bưng bít thông tin, phản ánh sai lệch những vấn đề tâm trạng, tư tưởng của các tầng

lớp nhân dân.

Thiết chế nghiên cứu dư luận xã hội, nhờ có những quy chế và phương pháp đảm bảo tính khách quan, khoa học của thông tin nên có thể khắc phục những căn bệnh nói trên.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w