1. Phương pháp nắm bắt dư luận xã hội qua hệ thống mạng lưới cộng tác viên. viên.
Trước hết, chúng ta phải hình thành mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội theo nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Cơ cấu mạng lưới cộng tác viên phải có tính đại diện cho các tầng lớp xã hội về lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính...
Sau khi thành lập xong mạng lưới cộng tác viên, cần ban hành quy chế cộng tác viên. Quy chế cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ hoạt động của cộng tác viên... Đồng thời, trong quá trình hoạt động, hàng tháng, quý cần tổ chức giao ban dư luận xã hội định kỳ để trao đổi thông tin.
Các phương pháp nắm bắt dư luận xã hội thông thường của cộng tác viên: Quan sát và phỏng vấn.
1.1. Quan sát:
Là hình thức theo dõi các biểu hiện của đối tượng: Họ nói về những vấn đề gì, họ nói như thế nào, thái độ của họ ra sao, mức độ cảm xúc gắn liền với các phát ngôn của họ mạnh hay yếu.
Khi quan sát, cộng tác viên phải chú ý ghi chép một cách có hệ thống nội dung, khuynh hướng (tán thành, không tán thành), cường độ (rất tán thành, tán thành có mức độ) của từng ý kiến và những đặc điểm dân số, xã hội của chủ thể (lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính). Trên cơ sở tổng số lần quan sát (càng nhiều càng tốt), cộng tác viên có thể biết được ý kiến nào phổ biến, đa số tán thành ý kiến nào và thiểu số tán thành ý kiến nào; đặc điểm dân số, xã hội hoặc đặc điểm nhận thức của chủ thể dư luận là gì. Những vấn đề này, cộng tác viên cần nắm rõ để phản ảnh, báo cáo lại cho đầu mối.
1.2. Phỏng vấn:
Là phương pháp tiếp cận đối tượng để đặt ra những câu hỏi cho đối tượng trả lời.
Khi tiến hành phỏng vấn theo chương trình, kế hoạch, cộng tác viên có thể sử dụng thêm các phương pháp hỗ trợ khác như: Phương pháp phản chiếu, phương pháp liên tưởng.
2. Phương pháp phân tích nội dung.
Phương pháp này thường được sử dụng thu thập sự kiện, vấn đề từ báo chí, đơn, thư, khiếu tố…
3. Phương pháp thăm dò dư luận xã hội theo phiếu hoặc phỏng vấn.
Đây là phương pháp chủ yếu mà các trung tâm, viện nghiên cứu dư luận xã hội trên thế giới thường dùng. Các công việc chính của một cuộc thăm dò dư luận xã hội theo phiếu là:
3.1. Xác định chủ đề, mục đích nghiên cứu.3.2. Xây dựng phiếu câu hỏi. 3.2. Xây dựng phiếu câu hỏi.
3.3. Chọn mẫu thăm dò.
3.4. Triển khai cuộc điều tra trên thực địa.3.5. Xử lý các cứ liệu thu được. 3.5. Xử lý các cứ liệu thu được.
CHUYÊN ĐỀ 10:
PHÒNG CHỐNG ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
MỞ ĐẦU
Chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là một bộ phận trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ và các thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc nhằm xóa bỏ hòan tòan chế độ xã hội chủ nghĩa, thiết lập, củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới.
đế quốc và các thế lực thù địch càng ráo riết chống phá các nước xã hội chủ nghĩa còn lại và các nước tiến bộ, chúng coi Việt Nam là một trọng điểm. Đảng ta khẳng định: “Diễn biến hòa bình”, “Bạo loạn lật đổ” là một trong bốn nguy cơ và chống “Diễn biến hòa bình”, “Bạo loạn lật đổ” là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu trong nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Nghiên cứu chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “Bạo loạn lật đổ” của địch và phòng chống “Diễn biến hòa bình”, “Bạo loạn lật đổ” là hết sức cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên ở mọi cấp mọi ngành trong tình hình hiện nay.