QUY TRÌNH TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, BIÊN SOẠN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 77)

PHƯƠNG.

1. Xin chủ trương.

Để tiến hành nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, trước hết phải có chủ trương của cấp ủy. Chủ trương này được bàn bạc, thống nhất trong cấp ủy và được thể hiện bằng các văn bản chỉ đạo: nghị quyết, chỉ thị, thông tri,…. Nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy được gửi lên cấp trên và gửi cho các ban, ngành (tỉnh, huyện) để thực hiện hoặc tạo điều kiện giúp đỡ, phối hợp.

2. Các bước nghiên cứu, biên soạn.

2.1. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, biên soạn:

- Thành lập Ban Chỉ đạo:

Gồm trưởng ban, phó trưởng ban và các thành viên. Tùy theo mỗi thể loại

nghiên cứu, gắn với tình hình triển khai thực hiện ở mỗi địa phương, ban ngành, đơn vị…để quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phù hợp (thường từ 3-7 người). Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quá trình nghiên cứu, biên soạn.

- Thành lập Ban biên tập, biên soạn:

Số lượng thành viên (tỉnh: 4-5 người; huyện, xã: 2-3 người).

Ban biên tập, biên soạn chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo về tổ chức nghiên cứu, biên soạn, bao gồm: sưu tầm và hệ thống tư liệu, xây dựng đề cương, viết bản thảo, tham mưu tổ chức các cuộc họp, hội thảo (tư liệu, bản thảo).

3. Các bước tiến hành cụ thể.

3.1. Lập kế hoạch nghiên cứu, biên soạn:

- Mục đích, yêu cầu

- Xác định tư tưởng, công tác chỉ đạo nghiên cứu, biên soạn

- Xác định nội dung công việc, tiến độ thực hiện, lực lượng tham gia. - Tổ chức thực hiện

* Lưu ý: Nêu rõ yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của từng công việc: + Sưu tầm, xác minh, hệ thống hóa tư liệu.

+ Xây dựng đề cương biên soạn.

+ Các cuộc tọa đàm, hội thảo (tư liệu, bản thảo)

3.2. Dự trù kinh phí (căn cứ kế hoạch):

Nên dự trù kinh phí cho từng loại công việc; càng chi tiết càng tốt; tách kinh phí biên soạn, biên tập và kinh phí xuất bản.

3.3. Sưu tầm tư liệu:

Yêu cầu của công tác sưu tầm tư liệu là có đủ tư liệu cần thiết và chính xác. Những tư liệu cần thiết bao gồm:

+ Một tác phẩm Lịch sử Đảng, đánh giá thành công hay không là ở chỗ nó phản ánh lịch sử chân thực đến mức nào, tổng kết được kinh nghiệm lịch sử gì. Nói cách khác tác phẩm Lịch sử Đảng thành công ở mức độ nào, điều đó phụ thuộc vào sự thể hiện tính đảng và tính khoa học của nó.

- Muốn có được tác phẩm lịch sử Đảng trước hết phải có đầy đủ tư liệu lịch sử có giá trị cao.

Nghị quyết Bộ chính trị năm 1962 về việc thành lập Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương đã xác định rõ hai nhiệm vụ cơ bản cho Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương và toàn ngành Lịch sử Đảng:

- Tổ chức sưu tầm, xác minh tư liệu và bảo quản tư liệu Lịch sử Đảng. - Tổ chức biên, soạn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.

Do vậy nhiệm vụ hàng đầu trong công tỏc giáo dục tư tưởng nhận thức của cán bộ nghiên cứu Lịch sử Đảng là nắm chắc đối tượng, chức năng của công tác

sưu tầm, xác minh tư liệu Lịch sử Đảng. * Các loại tài liệu:

a. Tài liệu thành văn.

- Gồm các nghị quyết, báo cáo, chỉ thị, thông tri, công văn, mật điện,…của các cấp ủy đảng và chính quyền, các sở, ban ngành, đơn vị; thư của các đồng chí lãnh đạo...Đó là tài liệu thành văn. Đây là nguồn tài liệu chính phục vụ cho công tác nghiên cứu biên soạn.

- Trong điều kiện Đảng hoạt động bí mật, chiến tranh ác liệt, nhiều tài liệu thành văn: các loại văn bản nghị quyết, báo cáo, chỉ thị, thông tư ... Bị thiêu huỷ hay thất lạc. Việc tìm lại những tài liệu này thường gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù vậy chúng ta vẫn phải tiến hành sưu tầm, xác minh lạ những tư liệu thành văn quý giá này, đó là nguồn tư liệu cần thiết, thậm chí phải phục chế lại. Nếu thiếu những tài liệu thành văn thì không thể khôi phục được quá trình chân thực của lịch sử.

b. Tài liệu sống (hồi ký):

- Hồi ký, sổ tay chi tiết của các đồng chí lãnh đạo, những tác phẩm tự thuật của các đồng chí cách mạng lão thành đã tham gia trong những sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến lĩnh vực cần nghiên cứu biên soạn...Sở dĩ đặt vấn đề quan trọng như vậy vì tài liệu sống bổ sung phong phú cho tư liệu thành văn những chi tiết lịch sử, những nhận định cụ thể thường không có trong văn kiện, nghị quyết, báo cáo v.v…hoặc những ý kiến khác nhau trong việc nhận định tình hình cách mạng lúc đó của Trung ương Đảng, của đảng bộ. Có được những nguồn tư liệu sống làm cơ sở tác phẩm lịch sử của chúng ta sẽ có bối cảnh lịch sử phong phú, sinh động, giúp người đọc có cảm hứng lịch sử, dễ hiểu, tác dụng tuyên truyền rất lớn.

- Tài liệu sống bao gồm hồi ký, tác phẩm tự thuật, giúp cho các đồng chí cán bộ sưu tầm, nghiên cứu thấy được thực tiễn cách mạng sinh động, tạo nguồn cảm hứng công tác.

- Hồi ký góp phần xác minh tư liệu lịch sử, thời điểm lịch sử, bao gồm những ai, xảy ra trong điều kiện lịch sử như thế nào. Hồi ký lịch sử không chỉ bao gồm những đồng chí tham gia trực tiếp vào sự kiện như tham gia hội nghị Trung ương, hội nghị tỉnh uỷ... mà cả những đồng chí tham gia phục vụ hội nghị, phục vụ mít tinh, tham gia các phong trào đấu tranh cách mạng...những người tưởng chừng đứng ngoài sự kiện nhưng thực sự lại biết khá nhiều về những diễn biến lịch sử cụ thể.

- Các loại tài liệu khác như bản đồ, sơ đồ, địa bạ, hình ảnh,…. * Quá trình tập hợp tài liệu:

- Bước đầu là quá trình sưu tầm tài liệu, sau đó phân loại tài liệu theo thứ tự thời gian, chuyên đề lịch sử và thời kỳ, giai đoạn lịch sử.

- Bước thứ hai tiến hành hệ thống hoá tư liệu chọn lọc tư liệu cần thiết, chính xác để đưa vào sử dụng, phân loại những tài liệu cần phải xác minh độ chính xác. Đánh dấu loại tư liệu nào có và chưa có.

- Bước thứ ba là lưu trữ và bảo quản: đánh số, ghi số, chú thích bản gốc bản chính hay bản sao và cơ quan xác nhận là tư liệu chính thức.

3.4. Tiến hành nghiên cứu, biên soạn:

a. Xây dựng đề cương sơ lược và đề cương chi tiết:

Đề cương chi tiết thể hiện tương đối cụ thể những nội dung của cuốn lịch sử, bao gồm: Phần mở đầu (nếu là tập I), các chương và các mục, tiết trong mỗi chương (tên, nội dung chính của chương, mục, tiết), những nhận xét, đánh giá của từng chương (tiểu kết) và nội dung của kết luận, bài học.

Đề cương chi tiết cần phân bổ số trang cho mỗi chương.

Tổ chức lấy ý kiến bản đề cương chi tiết (phân kỳ lịch sử, nội dung chủ yếu của các chương, mục, tiết…).

b. Viết bản thảo:

Căn cứ vào đề cương chi tiết đã được cấp ủy thông qua, tiến hành tổ chức biên soạn sơ thảo.

* Một số điểm chú ý trong khi biên soạn.

- Phần mở đầu nhằm giới thiệu những nét cơ bản của địa phương, không nên quá chi tiết sẽ trùng lặp với địa chí.

- Làm rõ bối cảnh lịch sử (từng thời kỳ và sự kiện tiêu biểu) - Luôn nắm vững đối tượng của lịch sử địa phương.

- Việc nêu tên các nhân vật và địa phương tiêu biểu. - Xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

- Xử lý những vấn đề có liên quan đến sự chỉ đạo của Trung ương diễn ra tại địa phương.

4. Tổ chức lấy ý kiến góp cho bản thảo.

- Sau khi đã hoàn thành việc biên soạn (lần thứ nhất), cần có kế hoạch lấy ý kiến để bổ sung nhằm nâng cao chất lượng của bản thảo.

- Bản thảo cần gửi trước 15-20 ngày cho các đồng chí sẽ xin ý kiến.

- Hình thức tổ chức lấy ý kiến: tùy theo từng đối tượng mà lấy ý kiến toàn bộ hoặc theo thời kỳ.

- Vai trò của người chủ trì hội thảo, tọa đàm. - Tổng hợp các ý kiến, tiến hành bổ sung.

Tùy theo chất lượng của lần biên soạn bản thảo lần thứ nhất và ý kiến bổ sung, góp ý mà bản thảo được tiếp tục nâng cao.

- Sau khi hoàn thành việc bổ sung, nâng cao, bộ phận biên tập hoặc thư ký) lọc các vấn đề đã xử lý để báo cáo cho Ban chỉ đạo.

- Ban chỉ đạo cho ý kiến rồi có kế hoạch báo cáo cho Ban Thường vụ để thông qua. Lần làm việc cuối cùng của Ban Thường vụ, Ban biên tập trình Thường vụ thông qua: bản thảo, ảnh, sơ đồ, phụ lục (nếu có) và nêu yêu cầu về bìa, khuôn khổ, hình thức cuốn sách…

5. Xin ý kiến thẩm định cơ quan chuyên môn theo quy định.6. Tổ chức việc in ấn: chú ý đọc và chữa bản in để tránh sai sót. 6. Tổ chức việc in ấn: chú ý đọc và chữa bản in để tránh sai sót.

7. Rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ.

8. Phát huy tác dụng cuốn sách Lịch sử

- Chỉ đạo của cấp ủy

- Các cơ quan (tuyên giáo, Sở giáo dục, các đoàn thể, báo, phát thanh, truyền hình,….) tổ chức tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử….

CHUYÊN ĐỀ 9:

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀCÔNG TÁC NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w