NGHIỆP VỤ TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG Ở CƠ SỞ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 38)

TRẤN.

1. Nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội.

- Nắm bắt chính xác tình hình tư tưởng để định hướng nội dung tuyên truyền, cổ động và lựa chọn phương pháp tuyên truyền, cổ động cho phù hợp.

- Thông qua nắm bắt để kiểm tra, đánh giá sự tiếp nhận của quần chúng đối với các nội dung tuyên truyền, từ đó có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp tuyên truyền cho hiệu quả.

- Thông qua nắm bắt để dự báo các khuynh hướng tư tưởng, tham mưu cho cấp uỷ có các giải pháp về chính sách, chỉ đạo công tác tuyên truyền ở cơ sở.

2. Xây dựng đề cương tuyên truyền, cổ động.

- Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt được về mặt nhận thức và tạo chuyển biến về tư tưởng.

- Thu thập thông tin từ các nguồn. - Phân tích xử lý thông tin.

- Xác định dạng và bố cục đề cương, xây dựng dàn ý chi tiết, xác định vấn đề trọng tâm và kết cấu.

- Xác định ngôn ngữ và phong cách thể hiện trong đề cương.

3. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, phương thức cho công tác tuyên truyền, cổ động ở cơ sở. truyền, cổ động ở cơ sở.

a. Xây dựng lực lượng tuyên truyền, cổ động ở cơ sở:

- Lực lượng tham gia tuyên truyền, cổ động ở cơ sở, bao gồm: cấp ủy viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên của cơ sở, cán bộ của các ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, trưởng thôn, già làng…

- Cấp ủy cơ sở phải chăm lo xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tạo điều kiện cho họ hoạt động có hiệu quả.

Báo cáo viên, tuyên truyền là chức danh để chỉ những người làm công tác tuyên truyền miệng đến các đối tượng là cán bộ, đảng viên và nhân dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy đảng và cơ quan nhà nước.

b. Trang bị phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền, cổ động:

- Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hiện có như sách, báo, tài liệu tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hệ thống giáo dục…

- Bảo quản và sử dụng có hiệu quả hệ thống đài truyền thanh xã, phường, thị trấn, hệ thống thư viện, các phương tiện trực quan, các di tính lịch sử, văn hóa, tượng đài…

- Từng bước hiện đại hóa các phương tiện tuyên truyền, cổ động.

c. Chọn thời gian, không gian, địa điểm tuyên truyền, cổ động phù hợp:

- Thời gian tuyên truyền phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt của quần chúng nhân dân ở cơ sở.

- Địa điểm tuyên truyền phải thuận tiện.

- Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của cơ sở.

các lĩnh vực. a. Về chính trị:

Tuyên truyền các nghị quyết của Đảng, các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền, cổ động về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương…

Cách thức tiến hành:

Cấp uỷ tổ chức thông báo, nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật... Đề ra nhiệm vụ tuyên truyền cho các tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức kinh tế, văn hoá, giáo dục.

Mặt trận và đoàn thể tổ chức cho các thành viên học tập nâng cao nhận thức. Tổ chức các phong trào cách mạng, các hoạt động sinh hoạt chính trị. Giới thiệu truyền thống của đảng bộ và nhân dân

Tổ chức cho nhân dân góp ý xây dựng đảng bộ, chính quyền.

b. Về kinh tế:

Tuyên truyền các nhiệm vụ kinh tế, nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, cách làm giàu...Phổ biến khoa học kỹ thuật, chính sách, chế độ kinh tế, kiến thức kỹ thuật.

Cách tiến hành:

Cấp uỷ có kế hoạch tuyên truyền cổ động trong cán bộ, đảng viên và quần chúng.

Đoàn thể tổ chức vận động thành viên, nhân dân học tập. Giới thiệu sách báo, tập huấn kỹ thuật. Trao đổi kinh nghiệm đầu bờ, thi tay nghề....

Đưa thông tin kinh tế trên đài truyền thanh, bản tin của địa phương. Chính quyền tham gia tổ chức sơ, tổng kết, giới thiệu điển hình.

c. Về đạo đức, lối sống:

Tuyên truyền cổ động đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng, nhất là đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nêu gương người tốt, việc tốt. Nêu gương cán bộ đảng viên, nhân dân gương mẫu về đạo đức lối sống. Phê phán các hiện tượng tiêu cực, tạo dư luận rộng rãi ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu.

Cách thức tiến hành:

Phối hợp giữa tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội để tuyên truyền. Đi sâu tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên.

Cấp uỷ, đoàn thể tổ chức tuyên truyền trong đảng viên, hội. Tổ chức cho nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng gia đình, làng văn hoá. Tổ chức

thường xuyên các hoạt động xoá đói giảm nghèo, giúp nhau làm kinh tế, lập thân lập nghiệp.

Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục thanh thiếu niên, kết hợp giữa học tập, lao động và tham gia công tác xã hội.

5. Tổ chức hoạt động truyền thanh ở xã, phường, thị trấn.

- Hoạt động truyền thanh ở xã, phường, thị trấn cần có chương trình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu thông tin của nhân dân và nhiệm vụ tuyên truyền trong từng thời điểm.

- Cán bộ phụ trách đài truyền thanh phải được bồi dưỡng tri thức và chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, có trình độ lý luận chính trị nhất định.

- Cần tăng cường công tác chỉ đạo truyền thanh xã, phường, thị trấn, nhất là việc định hướng nội dung tuyên truyền: Tin bài của buổi phát thanh cần ngắn gọn, dễ hiểu, sát với thực tế địa phương và phải được duyệt trước khi phát. Cần khắc phục khuynh hướng buông lỏng, khoán trắng cho cán bộ thông tin, văn hóa, làm cho hiệu quả tuyên truyền không cao. Cần cảnh giác các lực lượng xấu lợi dụng đài truyền thanh để tuyên truyền kích động quần chúng dưới các chiêu bài chống quan liêu, tham nhũng...

CHUYÊN ĐỀ 6:

CÔNG TÁC VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ

Văn hóa, văn nghệ có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến hoạt động văn hóa, văn nghệ, Người chỉ rõ: Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... Văn hóa soi đường cho quốc dân đi. Đề cương văn hóa 1943 và Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII là hai văn kiện của Đảng đã chỉ ra vai trò to lớn của văn hóa văn hóa trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII nêu rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội; sau khi đánh giá thực trạng ưu, khuyết điểm, nguyên nhân hạn chế của văn hóa nước nhà, Nghị quyết đề ra 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản, 10 nhiệm vụ, nhiệm vụ cấp bách đến năm 2000 và 4 nhóm giải pháp lớn nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc quan trọng hàng đầu là chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhất là ở cơ sở. Công tác văn hoá - văn nghệ ở cơ sở là một bộ phận quan trọng của công tác tuyên giáo dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ và chính quyền cơ sở. Làm tốt công tác này sẽ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, nâng cao trình độ nhận thức; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, lòng vị tha, trọng nghĩa tình; năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất của mỗi người dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w