ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 86)

vi vì lợi ích chung của các lực lượng tiến bộ trong xã hội.

5.3. Chức năng giáo dục:

Dư luận xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục luân thường, đạo lý trong xã hội.

5.4. Chức năng giám sát:

Dư luận xã hội có vai trò giám sát các hoạt động của hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội, gây sức ép lớn đối với những vấn đề tiêu cực trong xã hội, như tệ tham nhũng, quan liêu, ...

5.5. Chức năng tư vấn, phản biện:

Trước những vấn đề nan giải của đất nước, dư luận xã hội có thể cung cấp những kiến nghị rất sáng suốt. dư luận xã hội cũng là người phản biện có uy tín đối với quyết định của các cơ quan đảng, chính quyền, tổ chức chính trị- xã hội.

5.6. Chức năng giải tỏa tâm lý:

Dư luận xã hội được giãi bày, bày tỏ thành lời có thể giải tỏa được bất bình, uất ức của con người, nhóm xã hội, làm cho tâm lý con người, nhóm xã hội trở lại vị trí thăng bằng.

II. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI. LUẬN XÃ HỘI.

1. Đối tượng nghiên cứu dư luận xã hội.

Mỗi một ngành khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng của nó. Đối tượng nghiên cứu của dư luận xã hội, là nghiên cứu thái độ tâm trạng, tư tưởng, nguyện vọng xu hướng của những cộng đồng xã hội rộng lớn, đó là các tầng lớp, các tập đoàn xã hội hoặc của nhân dân trên một địa bàn xã hội rộng đối với các sự kiện, hiện tượng về an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa… đã và đang diễn ra trong quá trình phát triển xã hội.

Thái độ đánh giá đồng tình, ủng hộ hoặc lên án, phản đối trong dư luận của các tầng lớp nhân dân, các nhóm xã hội về các sự kiện, hiện tượng trong xã hội đều là sự phản ảnh của hiện thực trong cuộc sống, nhưng không phải mọi dư luận xã hội đều là chân lý, đều phản ảnh đúng đắn thực tế khách quan. Dư luận xã hội bao giờ cũng là sự phản ảnh lợi ích của cộng đồng. Trong điều kiện phát triển

nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, một sự kiện, vấn đề nào đó có thể có nhiều luồng dư luận khác nhau trong các cộng đồng giai tầng xã hội khác nhau, do có sự khác nhau về lợi ích của các thành phần kinh tế, tuy vậy chúng cũng có một cơ sở là lợi ích chung thống nhất. Chính điều đó đòi hỏi phải nghiên cứu dư luận xã hội như là một khoa học, mới nắm bắt đúng dư luận xã hội và vận dụng nó trong lãnh đạo, quản lý xã hội.

Dư luận xã hội không chỉ đề cập ở phạm vi rộng lớn như một nước, một quốc gia và trên thế giới, mà còn biểu hiện trong phạm vi các tầng lớp và các thành phần xã hội khác nhau, như công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, tôn giáo và từng ngành, nghề cụ thể…. Vì vậy, công tác nghiên cứu dư luận xã hội đòi hỏi phải nắm đúng đối tượng và tính qui luật khách quan của dư luận. Khái quát diễn biến tình hình, mức độ phạm vi, thời điểm của dư luận, từ đó phân tích, tổng hợp và nhận định dự báo xu hướng tất yếu của dư luận. Quá trình nghiên cứu dư luận cần phân biệt rõ trong một thời điểm, dư luận nào là dư luận của nhóm, của tập thể với dư luận nào là dư luận của giai cấp hay đại đa số nhân dân lao động là rất cần thiết, nhằm xác định đúng đối tượng nghiên cứu của dư luận, từ đó có cơ sở phân tích, tổng hợp, nhận định đánh giá khách quan và đúng đắn.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu của dư luận xã hội.

2.1. Khái niệm về nghiên cứu dư luận xã hội:

Là qui trình tìm hiểu thái độ phản ứng tâm trạng, nguyện vọng của những nhóm, những cộng đồng xã hội nhất định thông qua việc tìm hiểu những phán đoán đánh giá, những ý kiến của các nhóm, các tập đoàn xã hội ấy đối với các hiện tượng, quá trình xã hội nói chung trong một thời điểm nào đó, hoặc đối với những sự kiện cụ thể đang diễn ra.

2.2. Nhiệm vụ của nghiên cứu dư luận xã hội:

Trong kết cấu của dư luận xã hội bao gồm hai bộ phận: Chủ thể của dư luận và khách thể của dư luận (đối tượng của dư luận), do đó việc nghiên cứu dư luận xã hội có hai nhiệm vụ:

- Xác định rõ chủ thể của dư luận, tức là phải nghiên cứu, tìm hiểu ai là chủ thể của dư luận? là tầng lớp, thành phần xã hội hay nhóm xã hội nào? Nếu chỉ là ý kiến cá nhân hoặc vài cá nhân lẻ tẻ, thì cá nhân là chủ thể của các ý kiến ấy. Hoặc, nếu chỉ mới là dư luận của một tập thể (một nhóm xã hội nhỏ) nào đó, thì tập thể là chủ thể của dư luận. Còn đã là dư luận xã hội thì xã hội (nhóm xã hội lớn) là chủ thể của dư luận, thường phải là ý kiến phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, thái độ của một tầng lớp hay một thành phần xã hội nào trên một địa bàn xã hội rộng.

Lập trường giai cấp được xem như là cơ sở để xác định chủ thể của dư luận xã hội, vì giai cấp là vật mang dư luận xã hội được hình thành với những lợi ích và mục đích giai cấp. Do đó, khi xem xét dư luận xã hội, chúng ta không chỉ đặt nó vào trong cấu trúc ý thức xã hội nói chung, mà phải phân tích nó trong các mối quan hệ xã hội. Bản thân dư luận xã hội phản ảnh vị thế xã hội trong sự tương tác với các cá nhân và các nhóm xã hội được tạo ra bởi các mối quan hệ xã hội và các lợi ích của họ. Đặc tính này chi phối sự khác biệt trong động cơ nguồn dư luận xã hội.

- Phân tích đối tượng của dư luận xã hội (khách thể của dư luận xã hội): Tức là phải phân tích tìm hiểu sự kiện, hiện tượng xã hội nào (vấn đề gì?) mà quần chúng quan tâm, tìm ra nguồn gốc của nó, phân tích đúng, sai và đề ra phương hướng giải quyết. Thường đối tượng của dư luận xã hội là những vấn đề có liên quan đến lợi ích của nhóm. Lợi ích ấy quan hệ đến các tầng lớp, thành phần xã hội nào, thì dư luận có thể lan truyền đến đó.

Để xác định được đối tượng của dư luận xã hội, có thể dựa vào hai dấu hiệu cơ bản:

* Lợi ích chung được xem như là tiêu chuẩn hàng đầu để xác định đối tượng của dư luận xã hội, bởi vì lợi ích chung là cơ sở xuất hiện các tranh luận tập thể. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với ý thức, lợi ích cá thể cùng tồn tại ở ngoài dư luận xã hội. Bản thân dư luận xã hội chỉ tồn tại trên cơ sở lợi ích chung.

* Những tranh luận gắn liền với lợi ích xã hội được mọi người quan tâm là điều kiện cơ bản thứ hai để xác định đối tượng của dư luận xã hội.

3. Mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu dư luận xã hội.

Dù được tiến hành ở phạm vi, phương thức nào, thực chất của quá trình nghiên cứu dư luận xã hội là thông qua việc thu thập các ý kiến, các phán đoán chung của những người để tìm hiểu thái độ, phản ứng, tâm trạng, nguyện vọng, khuynh hướng suy nghĩ của xã hội nói chung hoặc của các nhóm xã hội khác nhau. Nghiên cứu dư luận xã hội là một công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội nói chung và với việc đề ra, triển khai các chủ trương, nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng thời điểm.

Nghiên cứu dư luận xã hội có hai mặt:

+ Là thước đo tâm trạng, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, là chỉ số nói lên các khuynh hướng suy nghĩ và cảm xúc của các tầng lớp ấy.

+ Mặt khác, nghiên cứu dư luận xã hội là con đường tốt nhất để “bắt mạch” đời sống xã hội, để hiểu tình trạng xã hội đang ở trạng thái nào: Lành mạnh, bình ổn

hay mâu thuẫn, căng thẳng...

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w