Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 44)

Văn hoá thể hiện trình độ phát triển chung của con người, cộng đồng và xã hội. Tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một con người, một xã hội là trình độ phát triển về văn hoá. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, phải hướng đến một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, con người được tự do, hạnh phúc và phát triển toàn diện cá nhân.

2.2. Vai trò, vị trí của văn nghệ:

Văn nghệ là một bộ phận của văn hoá, bao gồm các hoạt động văn học, nghệ thuật và một số loại hình của văn hoá.

- Văn học, nghệ thuật có vai trò nắm bắt dòng mạch chính là chủ nghĩa yêu nước và nhân văn, gắn bó với dân tộc; khơi dậy sức sáng tạo, quảng bá nghệ thuật dân gian truyền thống và nghệ thuật hiện đại; sản xuất ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

nhân dân, có nhiều tác phẩm trên các loại hình nghệ thuật từ văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật đến nhiếp ảnh,, múa, kiến trúc… thể hiện qua các đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng và những vấn đề thời sự của đất nước. - Phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ, các nhân tố mới, xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ; lên án cái xấu, cái ác, sự thoái hóa, biến chất về nhân cách, đạo đức lối sống trong một bộ phận xã hội.

- Phát triển phong trào văn nghệ quần chúng; thành lập các câu lạc bộ văn học, nghệ thuật, góp phần cổ vũ, động viên nhân dân sáng tạo, khai thác, truyền bá các giá trị nghệ thuật truyền thống và thưởng thức văn học, nghệ thuật, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân ở cơ sở.

2.3. Vai trò, vị trí của công tác văn hoá, văn nghệ ở cơ sở:

- Với phương châm “Hướng về cơ sở”, mọi họat động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội đều đặc biệt quan tâm đến cơ sở. Cơ sở là nơi gần dân nhất và cũng là nơi trực tiếp tổ chức cho nhân dân thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị, nghĩa vụ công dân và là nơi tổ chức đời sống trực tiếp cho nhân dân.

- Công tác văn hóa, văn nghệ ở cơ sở vừa bảo đảm tổ chức tốt các hoạt động văn hóa theo định hướng chung, vừa biết khơi dậy những sáng tạo văn hóa, văn nghệ ở cơ sở, phát huy truyền thống văn hóa ở địa phương, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc.

- Công tác văn hóa - văn nghệ góp phần xây dựng con người mới, cuộc sống mới, đấu tranh chống thói hư, tật xấu, hủ tục lạc hậu; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, trong lành, tạo sự phát triển toàn diện của con người.

- Động viên tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị và bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc; sáng tạo ra các giá trị mới làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam.

3. Mục tiêu, phương châm công tác văn hóa, văn nghệ ở cơ sở.

3.1. Mục tiêu:

- Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, tập thể và cộng đồng, địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ con người, tạo ra đời sống tốt đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển,

phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Văn kiện Đại hội XI của Đảng đề ra: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, thuân thủ pháp luật”.

- Công tác văn hóa - văn nghệ ở cơ sở phát huy truyền thống văn hóa quê hương, dân tộc, xây dựng con người mới, đời sống văn hóa mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội; thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.

3.2. Phương châm:

- Phát huy dân chủ, xã hội hóa các hoạt động văn hóa - văn nghệ. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, phát huy, phát triển, giao lưu, quảng bá và hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

- Gắn công tác xây dựng đời sống văn hóa với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Văn hóa và kinh tế có mối quan hệ gắn bó, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển.

- Sử dụng sức mạnh tổng hợp để làm công tác văn hóa - văn nghệ ở cơ sở. công tác văn hóa cơ sở là của toàn dân, nhưng phải có lực lượng nòng cốt, chủ lực.

- Xây dựng đời sống văn hóa mới phải đi đôi với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bài trừ các tệ nạn xã hội, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu; ngăn chặn các hoạt động kinh doanh văn hóa trái pháp luật, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w