LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 73)

1. Khái niệm lịch sử địa phương.

- Địa phương là khái niệm chỉ những vùng, khu vực có ranh giới tự nhiên nhất định. Theo nghĩa đó: địa phương là đơn vị hành chính từ tỉnh đến cơ sở.

- Lịch sử địa phương: Là lịch sử của các địa phương, bao gồm lịch sử của làng, xã, huyện tỉnh, vùng, miền. Ngoài ra, lịch sử địa phương còn đề cập đến các đơn vị sản xuất, đơn vị chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp (doanh

nghiệp). Do vậy, khái niệm “lịch sử địa phương” rất đa dạng về nội dung và thể loại.

2. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử địa phương.

Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Do đó, đối tượng nghiên cứu của nó bao gồm các vấn đề sau:

- Lịch sử địa phương nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử các đơn vị hành chính của một quốc gia như thôn, xã, huyện, tỉnh, thành phố,…trên các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng (quân sự),…một cách toàn diện ở một địa phương cụ thể. Nó có thể nghiên cứu toàn bộ lịch sử quá trình hình thành và phát triển của địa phương, cũng như trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Nghiên cứu về đối tượng này có nhiều thể loại phong phú như:

+ Lịch sử Đảng bộ, các đoàn thể cách mạng địa phương, + Lịch sử các phong trào cách mạng địa phương,

+ Lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,…của địa phương, + Những đóng góp và truyền thống trong lịch sử của địa phương,

+ Lịch sử hình thành và phát triển của làng, xã, thành phố, chợ, chùa, nhà thờ,… - Lịch sử địa phương nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử ở một địa phương có liên quan tới những sự kiện, hiện tượng lịch sử dân tộc.

- Lịch sử địa phương nghiên cứu các cơ quan, ban, ngành, trường học, các tổ chức quần chúng.

Vấn đề quan trọng là khi tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử địa phương phải đặt nó trong mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử chung, chỉ ra được sự tác động, ảnh hưởng của hoàn cảnh chung, từ đó rút ra những đặc điểm của địa phương.

3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương.

- Lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc, là một bộ phận của lịch sử dân tộc.

- Lịch sử địa phương góp phần làm sáng tỏ, phong phú thêm lịch sử dân tộc. Thông qua đó, giúp người đọc không những tìm hiểu rộng hơn, sâu hơn lịch sử dân tộc mà còn nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử của địa phương mình.

- Việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương là một tài liệu quan trọng, bổ ích trong quá trình tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào về truyền thống địa phương; từ đó nâng cao nhận thức cho mỗi người trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương trong hiện tại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CƠ SỞ (Trang 73)