Đối với các Hãng hàng không

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập (Trang 89)

Có chính sách giá cước hợp lý. Đối với giá cước nội địa mức giá cước

hiện nay tuy còn thấp so với chi phí khai thác nhưng vẫn còn rất cao so với thu nhập bình quân đầu người cũng như so với mặt bằng cung cầu (trước hết là đối với các đường bay lẻ). Trên các đường bay quốc tế, thị phần của Việt Nam ở mức cao như hiện nay (39 – 40%, cao tương đối so với năng lực cạnh tranh) vẫn nhờ một phần lớn vào hiệu lực của điều tiết song phương. Giá cước áp dụng chưa có tính linh hoạt chủ yếu do chi phí khai thác còn quá cao chưa hợp lý. Vì vậy các hãng vận tải hàng không Việt Nam cần có chính sách giá cả phù hợp và linh hoạt với từng thị trường và từng thời gian nhằm kích thích nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nhằm thu hút khách hàng, cạnh tranh được với các đối thủ cùng khai thác trên các đường bay hiện có để tạo một chỗ đứng vững chắc trước khi mở rộng thị trường. Áp dụng giá cước linh hoạt để có thể thay đổi nhanh chóng theo sự thay đổi của thị trường không chỉ ở ngoài nước mà cả ở trong nước...Muốn vậy về phía Nhà Nước nên điều chỉnh lại chế độ kiểm soát giá cước vận tải hàng không. Sự can thiệp

quá sâu của Nhà Nước vào quản lý giá cước hàng không làm cho các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam thiếu đi sự năng động khi phản ứng với sự thay đổi của thị trường khi cạnh tranh với đối thủ.

Cắt giảm chi phí, đây không chỉ là biện pháp đối với tình hình làm ăn kém đi vì khủng hoảng, hay tái cơ cấu tổ chức mà còn là một biện pháp tốt để hãng hàng không có thể giảm giá cước nhằm đưa ra thị trường mức cước cao phù hợp có thể chấp nhận được. Với mức giá hợp lý hàng không mới có thể cạnh tranh với các phương tiện vận tải khác để mở rộng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.

Phát triển mạng đường bay, hiện nay được coi là khá hợp lý. Mạng

đường bay trong nước được sắp xếp phù hợp có thể hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên có một thực tế là một số đường bay nội địa chưa phát huy được vai trò, không sinh lợi nhuận. Trừ một số đường bay lẻ đến vùng sâu vùng xa cần phải duy trì nhiều đường bay trong số đó tỏ ra không cần thiết trong tình hình kinh tế hiện nay, trong khi nhiều vùng có tiềm năng về vận chuyển hàng không lại chưa có đường bay thường lệ. Mạng đường bay trong nước phải được đặt trong tổng thể hệ thống vận tải công cộng thống nhất trong cả nước với nhiều loại hình vận tải. Xây dựng ba trung tâm vận tải hàng không tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Lấy đường bay Hà Nội - Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh làm trục vận tải hàng không chính với hai trục phụ trợ là Hà Nội - Đà Nẵng và Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ với mạng đường bay hợp lý hàng không mới có thể thu hút khách hàng đặc biệt là trong chuyên chở hàng hoá phục vụ nhu cầu phát triển của thương mại.

Xây dựng đội bay chuyên chở hàng hóa, bên cạnh các đội bay chuyen

chở hành khách, các hàng không Việt Nam cũng phải tính đến việc xây dựng đội máy bay chở hàng chuyên dụng khai thác các thị trường vận tải hàng hoá có nhu cầu lớn như trục Bắc – Nam với các mặt hàng hoa quả, hải sản, đồ

điện tử và hàng may sẵn...Việc vận tải hàng hoá bằng cách tận dụng chỗ trống của máy bay chở khách là tương đối hợp lý về kinh tế trong điều kiện hiện hiện nay nhưng bộc lộ nhiều nhược điểm như gây ô nhiễm khoang hành khách, hạn chế mở rộng chủng loại hàng chuyên chở...Đây là một yếu tố mang tính quyết định đối với mục tiêu mở rộng buôn bán thông qua ngành hàng không. Chính do việc không có máy bay chuyên dụng chở hàng hoá mà việc phát triển thương mại đặc biệt là trong buôn bán với nước ngoài qua đường hàng không của nước ta thời gian qua đã vấp phải rất nhiều trở ngại. Đồng thời phát triển đội bay thì đi liền với nó phải là trang thiết bị mới các trang bị thông tin liên lạc, kho tàng đặc biệt là kho lạnh hiện nay không có, thiết bị kiểm tra, kiểm soát, xếp dỡ, làm hàng.

Cần đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm đương được việc khai thác, bảo

dưỡng sửa chữa máy bay thế hệ mới và tiến tới đáp ứng các yêu cầu dịch vụ kỹ thuật của các hãng hàng không quốc tế bay đến Việt Nam. Hàng không Việt Nam cũng cần đào tạo các cán bộ quản lý có trình độ cao theo công nghệ mới và phương thức kinh doanh kinh tế thị trường.

Thực hiện việc vay vốn thông qua các tổ chức tín dụng xuất khẩu

(COFACE, EXIMBANK USA,SACE ...) hình thức này đảm bảo tài trợ cho 85% nhu cầu vốn đầu tư mua máy bay, đây là một trong những nguồn vốn vay đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đội máy bay. Tận dụng nguồn vốn ODA, FDI, vốn hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà cung cấp máy bay, khí tài ... để đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành hàng không.

Về vấn đề đại lý hàng không, ngày nay trên thế giới 90% hàng hoá vận

chuyển bằng đường hàng không được thông qua các đại lý và người giao nhận hàng không. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay có nhiều tổ chức giao nhận hàng không nhưng chưa có một tổ chức nào được IATA thừa nhận là đại lý hàng hoá IATA. Để phát triển vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường

hàng không thì việc phát triển các đại lý hàng không cũng là một nhiệm vụ cấp bách.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, phối hợp chặt chẽ và liên tục với

ngành Hải quan và Công an trong việc thực hiện đơn giản hoá thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách và hàng hoá ra vào Việt Nam. Cần có các biện pháp để giảm các phiền hà về thủ tục hành chính, hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho người xuất hàng và cả hàng không trong việc chuyển tải hàng hoá giữa các đầu mối sân bay.

Hợp tác, tiếp thị quảng cáo giúp đỡ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước để họ mạnh dạn lựa chọn phương thức vận chuyển đường không và lựa chọn doanh nghiệp vận chuyển hàng không Việt Nam.

Lựa chọn và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, đặc biệt các hệ thống công nghệ tin học và quản trị để tham gia một liên minh toàn cầu về vận tải hàng không.

Liên minh cung ứng khí tài kỹ thuật và bảo dưỡng sửa chữa máy bay với các công ty chế tạo máy bay trên thế giới như AIRBUS, BOEING ... để cho ra đời công ty liên doanh chuyên về kỹ thuật đảm bảo việc sửa chữa, nghiên cứu, thiết kế ... đáp ứng nhu cầu vận tải của hàng không Việt Nam.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các hãng hàng không Việt Nam với các hãng khác của nước ngoài bằng cách nâng cao chất lượng phục vụ vận chuyển và bằng các chính sách xúc tiến thương mại khác

KẾT LUẬN

Xu thế tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành xu thế tất yếu khách quan của mọi ngành, lĩnh vực kinh tế, trong đó có hoạt động vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. Trong khuôn khổ của luận văn: " Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập", tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở tham khảo tài liệu của nước ngoài và Việt Nam, luận văn đã nêu lên được những luận cứ khoa học và những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của các hãng hàng không Việt Nam trong xu thế hội nhập. Luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra trên những vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về vận tải hàng hóa bằng đường

hàng không và quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Liên minh

Châu Âu, là những quốc gia và khu vực có sự phát triển tiên tiến về công nghiệp hàng không và vận tải hàng không về việc phát triển hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cũng như hoạt động quản lý về vận tải hàng không dân dụng.

Thứ ba, đánh giá thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng

không và hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập, thông qua đó rút ra những vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

Thứ tư, luận văn đã nêu lên những mục tiêu định hướng và giải pháp chủ

yếu nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

Luận văn đã đề cập đến nhiều nội dung theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhưng do hạn chế về thời gian thực hiện luận văn, một số nội dung chỉ nêu lên theo lô gíc hệ thống, cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa tính khả thi trong thực tế. Luận văn đã hoàn thành với sự giúp đỡ của các nhà khoa học của Học viện Hành chính và các thầy trong khoa Quản lý kinh tế, đặc biệt dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Đinh Văn Tiến.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tế của hoạt động vận tải hàng không, trong đó có hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, tác giả của luận văn xin nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy, cô giáo và đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w