Hội nhập của hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập (Trang 38 - 40)

Thực hiện chính sách đẩy mạnh các quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá đồng thời tích cực tham gia vào quá trình liên kết hòa nhập về kinh tế trên phạm vi khu vực và quốc tế, hàng không Việt Nam đang thực hiện một chiến lược phát triển nhằm nhanh chóng đuổi kịp tốc độ phát triển của hàng không quốc tế về mọi phương diện với mục tiêu trở thành một quốc gia có ngành hàng không quốc tế hiện đại có tầm cỡ khu vực.

CHXHCN Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) ngày 12/4/1980 theo điều 92 Công ước Chicago. Việt Nam luôn tôn trọng và tuân thủ các điều khoản của công ước cũng như các tiêu chuẩn và khuyến cáo của ICAO. Qua tổ chức ICAO, Việt Nam đã tiếp xúc với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Hồng Kông, mở lại các đường bay quốc tế A1 năm 1978, đóng góp một phần đáng kể vào giao lưu hàng không trong khu vực và được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. ICAO đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ Việt Nam xây dựng và nâng cấp hạ tầng hàng không dân dụng sau khi kết thúc chiến tranh. Bên cạnh

những đề án quốc gia như: VIE 79/003 giúp Việt Nam đào tạo một số kỹ sư cho ngành hàng không dân dụng; VIE 82/004 – 82/005 nâng cấp cơ sở đào tạo và soạn thảo một số quy chế về kiểm soát không lưu, thông tin hàng không; VIE 89/016 của ICAO/ WMO (Tổ chức khí tượng thế giới) nâng cấp trang thiết bị và đào tạo cán bộ về khí tượng hàng không trong suốt thời gian từ năm 1980 – 1984, thông qua các đề án khu vực, ICAO dành cho Việt Nam nhiều học bổng để đào tạo nhiều cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực: quản lý bay, vận tải thương mại, quản lý sân bay, kỹ thuật tàu bay...ICAO đã cử các chuyên gia vào giúp Việt Nam thực hiện Đề án VIE 88/023 (1988 – 1991): kế hoạch phát triển tổng thể hàng không dân dụng Việt Nam[10;tr23].

Quá trình hội nhập của hàng không Việt Nam chỉ đạt được thành công trong điều kiện:

Ngành hàng không Việt Nam tiếp tục phát triển theo chiều sâu, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Thống nhất nhận thức vận tải hàng không là một ngành thu ngoại tệ cho đất nước chứ không phải là một ngành dễ thu lợi nhuận.

Tích cực thực sự tham gia vào cạnh tranh quốc tế hết sức gay gắt, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới với rất nhiều thách thức và khó khăn đang đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành hàng không nói riêng.

Quá trình hội nhập quốc tế đầy khó khăn của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong đó có Hãng hàng không quốc gia diễn ra trong điều kiện những sự biến động nhanh chóng trên thế giới và đặc biệt là trong vùng Châu Á - Thái Bình Dương đòi hỏi cuộc cải cách đất nước ta phải đẩy mạnh để theo kịp với sự phát triển cuả thời đại không bị tụt hậu.

Airlines đã được chính thức kết nạp làm hội viên thứ 19 của Hiệp hội các Hãng Hàng không Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một sự khởi đầu tốt đẹp cho Hàng không Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp ngành Hàng không Việt Nam nói riêng. Trong quá trình xúc tiến tham gia vào các tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế khác như IATA, ICAA, IFATCA, IFALPA ...

Cho đến nay Việt Nam đã ký các hiệp định song phương về hàng không với 42 nước và 2 vùng lãnh thổ quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Úc và Trung Cận Đông (Hiệp định song phương hàng không là cơ sở quy định những vấn đề cơ bản cho việc khai thác vận chuyển quốc tế thường lệ: đường bay, tần suất, tải cung ứng, giá cước, bán vé, lịch bay...). Hiện có 23 Hãng Hàng không nước ngoài của 18 quốc gia có chuyến bay theo lịch đến Việt Nam theo một mạng gồm 9 tuyến đường bay nối với Thủ đô Hà Nội và 19 tuyến đường bay nối với Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 50 Hãng của hơn 40 nước bay quá cảnh theo lịch qua Việt Nam. Có 22 cơ quan đại diện thường trú của các hãng hàng không nước ngoài đặt và hoạt động tại Việt Nam[1]. Trên thị trường Việt nam xuất hiện những hãng hàng không lớn của thế giới và khu vực như: AirFrance (Pháp), Lufthansa (Đức), KLM (Hà Lan), Singapore Airlines (Singapore), China Airlines (Đài Loan), Korean Air (Hàn Quốc), Thai Airways Intemnational (Thái Lan) .... Có thể thấy rằng sự hội nhập của hàng không Việt Nam sẽ tạo ra các mối quan hệ thuận lợi cho hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu do tạo ra được các đường bay thuận tiện. Tham gia hội nhập, bên cạnh những thách thức lớn hàng không Việt Nam sẽ ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của thương mại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w