Hệ thống văn bản quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập (Trang 54 - 57)

hóa bằng đường hàng không

Hệ thống văn quản lý quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

Do các hãng hàng không Việt Nam là thành viên chính thức của các tổ chức hàng không quốc tế ICAO, Hiệp hội vận chuyển hàng hóa quốc tế IATA và sử dụng phương tiện vận chuyển là các tầu bay của các cường quốc hàng không trên thế giới như Châu Âu, Mỹ nên hoạt động vận tải hàng hóa của các hãng hàng không Việt Nam này chịu sự điều chỉnh và giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn của các văn bản quản lý, khai thác, sử dụng do các tổ chức này ban hành, cụ thể:

IOSA (IATA Operation saftely Audit) là tổ chức thanh tra hoạt động an toàn của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ban hành các văn bản quy định tiêu chuẩn về an toàn vận chuyển hàng không, trong đó có hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không.

ICAO, tổ chức Hàng không quốc tế ban hành các văn bản quy định về vận chuyển hàng không, khai thác, vận chuyển hàng hóa, phục vụ khai thác hàng hóa tại sân bay, khai thác các loại máy bay.

IATA, Hiệp hội hàng không quốc tế trên cơ sở quy định chung của ICAO ban hành các văn bản cụ thể, chi tiết hơn về lĩnh vực vận tải hàng hóa như:

DGR (Dangerous Good Regulation), quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

LAR (Live Animal Regulation), quy định về vận chuyển hàng động vật sống

PER (Perishaple Regulation), quy định về vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng + Ramp Safely Guide, hướng dẫn an toàn phục vụ sân đỗ tầu bay

+ TACT RULES, quy định hướng dẫn về thuế quan hàng hóa hàng không.

Hệ thống văn bản quản lý do Việt Nam ban hành về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:

COM (Cargo Operation Manual), tài liệu hướng dẫn phục vụ và khai thác hàng hóa, quy định tiêu chuẩn về nội dung, chất lượng, chủng loại, số lượng….của hàng hóa vận chuyển; các phương tiện phục vụ cho vận chuyển hàng hóa ở mặt đất và trên không. Bộ tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các sân bay, các đơn vị tham gia hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Hàng không Việt Nam trên toàn cầu.

Quyết định 1401/QĐ- BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải phê duyệt Chương trình an ninh hàng không.

Quyết định 177/ QĐ- TCTHK- ATAN ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về việc ban hành chương trình an ninh Hàng không của Việt Nam, chương trình này quy định về trách nhiệm, kiểm tra, đánh giá về công tác an ninh hàng không, các biện pháp và quy trình đảm bảo an ninh, xử lý khẩn nguy và huấn luyện an ninh hàng không, trong đó có an ninh về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Một số văn bản khác quy định chi tiết về từng lĩnh vực cụ thể trong công tác khai thác vận tải hàng không quốc tế.

Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật ngành hàng không:

Các chỉ tiêu kỹ thuật đối với máy bay, động cơ, cánh quạt, thiết bị máy bay, giới hạn khai thác tầu bay, các quy trình cấp, công nhận các loại chúng chỉ liên quan đến máy bay, động cơ, cánh quạt…

Quan trọng nhất trong hệ thống văn bản quản lý nhà nước về hàng không nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng là Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 được sửa đổi, bổ sung năm 2006. Kể từ khi có hiệu lực đến nay, Luật Hàng không dân dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không dân dụng

Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàng không dân dụng; tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành hàng không dân dụng, góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Trong Luật này từ điều 109 đến điều 159 quy định về doanh nghiệp vận chuyển hàng không, khai thác vận chuyển hàng không, vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá bằng đường hàng không, vận chuyển theo hợp đồng và vận chuyển thực tế. Quy định cụ thể về khai thác vận chuyển hàng không, vận chuyển theo hợp đồng và vận chuyển thực tế, đơn giản hoá thủ tục trong vận chuyển hàng không, vận chuyển hỗn hợp, vận chuyển quốc tế kết hợp nhiều điểm tại Việt Nam phù hợp với Công ước thống nhất một số quy tắc về vận chuyển hàng không quốc tế năm 1999 (Công ước Montral 1999) và luật mới ban hành của Liên minh Châu Âu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w