Tiềm năng phát triển thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ở Việt Nam rất đáng kể. Boeing dự đoán ngành hàng không Việt Nam cần mở rộng rất đáng kể đội bay của mình trong 10 – 15 năm tới và tin rằng các hãng hàng không ở Việt Nam sẽ rất phát triển, trong đó Hãng hàng không quốc gia có thể phát triển thành một hãng hàng không ngang tầm cỡ với các hãng hàng không trong khu vực như Thai Airways International, Cathay Pacific hay Singapore Airlines với đội bay gồm từ 60 đến 80 chiếc. Đó mới chỉ là cho 10 – 15 năm tới. Sự đánh giá này dựa trên nhiều yếu tố. Nền kinh tế Việt Nam hiện có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của GDP khoảng từ 7 đến 10%, trong đó xuất khẩu hàng hóa đang là thế mạnh. Bên cạnh đó số lượng Việt Kiều về quê hương mỗi năm một tăng lên. Hơn 3,5 triệu Việt Kiều hiện đang sống ở nước ngoài và họ quay lại Việt Nam ngày càng thường xuyên hơn để thăm gia đình và bạn bè. Đồng thời, tiềm năng tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam lớn. Quan hệ kinh doanh của Việt Nam với Mỹ và với những thị trường khác phát triển, hoạt động hàng không thương mại quốc tế cả trong và ngoài nước sẽ tăng lên.
Trong những năm sắp tới những nhu cầu xã hội do sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đặt ra cho ngành hàng không sẽ càng to lớn và nặng nề hơn. Liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh hàng không có thể liệt kê ra những nội dung chính sau:
Đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng về vận chuyển hành khách và hàng hoá trong và ngoài nước với các mục đích kinh tế, thương mại, tham quan, du lịch, thăm viếng thân nhân, quê hương.
Đáp ứng nhu cầu tăng thêm về cung ứng các dịch vụ kỹ thuật – thương mại mặt đất cho các máy bay quốc tế đi/ đến Việt Nam.
Tạo điều kiện để đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đáp ứng các nhu cầu chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng
Thực tế vận chuyển tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong những năm vừa qua ngày một tăng. Khách đến Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch cùng hàng triệu người Việt Nam đang sống ở nước ngoài có nhu cầu trở về thăm tổ quốc. Việc tăng mức sống, sản phẩm quốc nội, giao lưu kinh tế giữa các vùng trong cả nước, những dấu hiệu phát triển đáng mừng của đồng bằng sông Hồng, của Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, việc quy hoạch và những dự án đầu tư về công nghiệp, du lịch huyện Sóc Sơn là những yếu tố ảnh hưởng đến sự gia tăng hành khách nội địa.
Như vậy, trên cơ sở phân tích nhu cầu phát triển của hoạt động hàng không ở Việt Nam, ngành hàng không đã đề ra chỉ tiêu định hướng phát triển ngành cho tới năm 2030. Giao thông hàng không phải là phương tiện giao thông an toàn, phổ biến và thuận tiện; đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa và phát triển đất nước. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành hàng không phát triển ngang tầm tiên tiến với hàng không các nước trong khu vực và trên thế giới.
Do vậy, trong định hướng phát triển giao thông hàng không đã đề ra một số chỉ tiêu sau:
Tốc độ tăng trưởng bình quân vận tải hàng hóa:
Tổng thị trường vận tải hàng hóa: 17,5% giai đoạn 2007-2010; 16% giai đoạn 2010-2015; 18% giai đoạn 2015-2020 và 14% giai đoạn đến năm 2030.
Phục vụ hàng hóa tại cảng hàng không: 16% giai đoạn 2007-2010; 17% giai đoạn 2010-2015; 17% giai đoạn 2015-2020 và 14% giai đoạn đến năm
2030.
Định hướng sản lượng vận tải hàng hóa của các hãng hàng không Việt Nam:
Năm 2010: 0,25 triệu tấn và 486 triệu T/Km hàng hóa. Năm 2015: 0,52 triệu tấn và 856 triệu T/Km hàng hóa. Năm 2020: 01 triệu tấn và 1.580 triệu T/Km hàng hóa. Năm 2030: 3,2 triệu tấn và 3.400 triệu T/Km hàng hóa.
Sản lượng khai thác cảng hàng không:
Năm 2010: 0,62 triệu tấn hàng hóa. Năm 2015: 1,4 triệu tấn hàng hóa. Năm 2020: 3,1 triệu tấn hàng hóa. Năm 2030: 11,5 triệu tấn hàng hóa.
Về mạng đường bay khai thác vận chuyển hàng hóa: Đến năm 2020:
Trước năm 2015, khai thác các máy bay chở hàng trên các đường bay đi Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
Phát triển cảng hàng không Chu Lai thành trung tâm chuyển phát nhanh và trung chuyển hàng hóa của khu vực trong giai đoạn 2010-2020.
Loại tàu bay chở hàng: Sử dụng loại 20 – 30 tấn để khai thác chở hàng
trong khu vực; loại 70 – 100 tấn để khai thác chở hàng đi châu Âu và Bắc Mỹ. Định hướng sử dụng các loại tàu bay chuyên dụng chở hàng của Boeing, Airbus, Nga, Nhật Bản hoặc tương đương.
Số lượng tầu bày chở hàng: 8-10 chiếc, trong đó sở hữu 3-5 chiếc. Đến năm 2030:
Tiếp tục tăng cường mạng đường bay nội địa; mở mới các đường bay liên vùng, kể cả các đường bay không nối với các trung tâm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Tập trung phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức, đảm bảo việc phát triển cân đối, sự gắn kết chặt chẽ giữa các loại hình vận tải khác nhau[16].