Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập (Trang 33 - 36)

Hoa Kỳ là một quốc gia có ngàng công nghiệp hàng không phát triển đầu tiên và bậc nhất trên thế giới. Đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, ngành công nghiệp hàng không của nước này càng phát triển mạnh mẽ. Đến

cuối thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã chiếm tới gần 40% thị phần hàng không trên thế giới[18;tr67]. Đối với hoạt động vận tải hàng hóa của các hãng hàng không Hoa Kỳ được bắt đầu từ khi Đạo luật Kelly cho phép vận chuyển thư từ và bưu kiện của ngành bưu điện. Với lợi nhuận lớn từ hoạt động vận chuyển bưu kiện này nhiều hãng hàng không đã tham gia vào hoạt động này và dần dần mở rộng ra vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác dưới sự cho phép của các quy định pháp luật về Hàng không của Chính phủ. Trong quá trình phát triển các hoạt động vận tải hàng không trong đó bao gồm cả vận tải hàng hóa thì Chính phủ Hoa Kỳ để thực hiện vai trò quản lý của mình đã ban hành hàng loạt các đạo luật về vận tải hàng không để tạo cơ sở pháp lý các hoạt động quản lý vận tải hàng không và hoạt động của các hãng hàng không dân dụng.

Luật hàng không dân dụng của Hoa Kỳ được ban hành lần đầu tiên vào năm 1938, đến năm 1958, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Luật Liêng bang về hàng không để sửa đổi Luật hàng không dân dụng ban hành năm 1938. Đến năm 1976, sự thay đổi đáng kể nhất trong lịch sử công nghiệp hàng không Hoa Kỳ là Hội đồng hàng không dân dụng đã yêu cầu Quốc hội dỡ bỏ hệ thống kinh tế điều tiết và cho phép các hãng hàng không hoạt động theo cơ chế thị trường, nhất là trong hoạt động vận tải hàng hóa. Điều này đã làm thay đổi bộ mặt của hàng không thương mại Hoa Kỳ. Đến năm 1978 đạo luật này được thông qua với nội dung quan trọng nhất là chế định về tự do hóa thị phần hàng không nội địa, được quy định trong Luật 1958. Đến năm 1979, Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Luật cạnh tranh về vận tải hàng không quốc tế, đặt nền móng cho chính sách tự do hóa hoạt động vận tải hàng không quốc tế. Việc tự do hóa hoạt động hàng không nội địa và quốc tế của Hoa Kỳ đã làm cho tốc độ phát triển giao thông hàng không tăng lên một cách nhanh chóng, hàng loạt các tuyến đường bay được mở ra giữa các thành phố của nước Mỹ cũng như từ Mỹ đi các quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong thời kỳ này để

hiện thực hóa chính sách tự do hóa hoạt động vận tải hàng không, Hoa Kỳ đã ký kết hiệp định song phương về tự do hóa vận tải hàng không với 23 quốc gia trên thế giới. Đến năm 1995, Chính phủ Hoa Kỳ nỗ lực mở rộng tính cạnh tranh bằng việc ký các Hiệp định đa phương về tự do hóa bầu trời với 16 quốc gia trong Liên minh Châu Âu, tiếp đó là Hiệp định song phương với hàng loạt các quốc gia trong khu vực Châu Á –Thái Bình Dương như Singapore, Đài Loan, Brunei, Malaysia, New Zealand…và tiếp tục đàm phán với hàng loạt quốc gia khác.

Hoạt động quản lý về vận tải hàng không của Hoa Kỳ chủ yếu là thực hiện chính sách phi điều tiết, tự do hóa bầu trời, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nhu cầu thị trường đồng thời là các chính sách chống độc quyền để tăng cường sức cạnh tranh của các hãng hàng không nhỏ. Trong thể chế phi điều tiết hóa và tự do hóa bầu trời của Hoa Kỳ thì vai trò của Nhà nước là bảo hộ môi trường cạnh tranh tự do, tạo điều kiện cho các hãng hàng không cạnh tranh tự do, nhất là trên thị trường quốc tế. Điều này đã mang lại cho ngành công nghiệp hàng không của Hoa Kỳ những kết quả to lớn là hầu hết thị trường vận tải hàng không quốc tế mà Hoa Kỳ có đường bay thì các hãng hàng không Hoa Kỳ luôn chiếm một thị phần đáng kể, phần nhiều là giữ vị trí đứng đầu.

Các chính sách mà Chính phủ Hoa Kỳ sử dụng để điều tiết hoạt động vận tải hàng không dân dụng đã tạo nên khả năng cạnh tranh của ngành hàng không, tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Đặc biệt là sau các cuộc khủng hoảng kinh tế, khả năng cạnh tranh của các hãng hàng không càng được phát huy bởi sự tái cơ cấu, cắt giảm chi phí của các hãng hàng không. Điều này đã tạo nên 2 đặc điểm của hoạt động vận tải hàng không Hòa Kỳ là sự tập trung hóa khi mà các hãng hàng không lớn sát nhập với nhau để tăng khả năng cạnh tranh tạo thành các hãng hàng không ngoại hạng (Mega Carrier) và sự phân

hóa mạnh mẽ thành các hãng hàng không cỡ nhỏ và tầm trung với năng lực cạnh tranh nhờ bộ máy quản lý nhỏ, gọn, linh hoạt. Đến lượt mình, đặc điểm tập trung hóa và phân hóa này tạo điều kiện khai thác hiệu quả năng lực vận tải của các hãng và khuyến khích nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w