+ Quản lý vận chuyển thường lệ
Vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ, dịch vụ vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ là một tập hợp các chuyến bay có các đặc tính được thực qua vùng lãnh thổ bầu trời của hai hay nhiều quốc gia; được thực hiện bằng tầu bay nhằm vận chuyển hành khách, hàng hóa có thù lao với phương thức sao cho mỗi chuyến bay được mở công khai cho công chúng sử dụng; được tiến hành nhằm thực hiện việc chuyên chở giữa hai hoặc nhiều điểm đến được tuân theo một lịch bay được công bố hoặc đều đặn sao cho chúng tạo thành một tập hợp được công nhận mang tính hệ thống.
Đối với vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ thì Việt Nam đã thực hiện theo công ước Chicago và Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, để hiện
thực hóa việc vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ thì Việt Nam đã thực hiện ký kết hiệp ước song phương với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về vận chuyển hàng không quốc tế.
Quản lý tần suất và tải cung ứng trên đường bay quốc tế, trong điều kiện
hiện nay, phát triển hàng không theo hướng tự do hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, do đó việc điều tiết không còn quy định cứng nhắc nhằm tạo điều kiện cho hoạt động vận tải hàng không tự chủ và năng động nhưng vẫn phải trên cơ sở đảm bảo hạn chế việc các Hãng hàng không lớn sử dụng thế mạnh về tài chính, kỹ thuật cạnh tranh không lành mạnh để thôn tính các Hãng nhỏ hơn. Do vậy, vấn đề điều tiết vận tải hàng không là vấn đề tất yếu đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ phát triển năng lực cạnh tranh của công nghiệp vận tải hàng không của mình, trong đó vấn đề tần suất và tải cung ứng đóng vai trò quan trọng.
Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không giữa các nước và tạo điều kiện phát triển hàng không dân dụng Việt Nam thì cơ quan quản lý nhà nước về hàng không đã thực hiện chính sách điều tiết chặt chẽ tần suất bay và tải cung ứng trên các chuyến bay quốc tế. Điều tiết tần suất bay và tải cung ứng trong vận chuyển thương mại thường lệ được thực hiện trên cơ sở Hiệp định song phương mà Việt Nam ký kết với các quốc gia đối tác.
Vấn đề chính trong công tác quản lý tần suất và tải cung ứng là vấn đề đảm bảo quyền lợi thương mại của các hãng hàng không Việt Nam, việc xác định mức cung ứng giảm hoặc tăng thực hiện trên cơ sở xem xét thực trạng hoạt động khai thác thông qua mức vận chuyển thực hiện qua các thời kỳ khác nhau.
Quản lý vận chuyển hàng không nội địa, Công ước Chicago quy định trừ
đồng quốc gia liên minh như EU, thì các quốc gia vẫn thi hành chính sách không cung cấp quyền khai thác vận chuyển nội địa cho các hãng hàng không nước ngoài. Do đó chỉ có các hãng hàng không nội địa và liên doanh nội địa mới có quyền khai thác các chuyến bay nội địa. Hiện nay việc xác định và quản lý việc vận chuyển nội địa được Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện trên cơ sở nhu cầu của người dân về vận chuyển hàng không nội địa, tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng khu vực trong cả nước, cân đối mức tải cung ứng giữa các hãng hàng không nội địa cùng vận chuyển trên cùng tuyến bay, khả năng và yêu cầu của các hãng hàng không.
Hiện nay, Hàng hàng không quốc gia Việt Nam là hãng chủ yếu thực hiện các chuyến bay nội địa trên tất cả các vùng, cảng hàng không của cả nước, kể cả những tuyến bay phải bù lỗ, nhằm thực hiện nghĩa vụ chủ yếu trong việc thực hiện khai thác vận chuyển đến các vùng không có ý nghĩa thương mại, đảm bảo nghĩa vụ xã hội của Nhà nước đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Chính sách này dẫn dần sẽ được điều chỉnh theo hướng tự do hóa, trên cơ sở chính sách đồng bộ của Nhà nước về chiến lược phát triển đất nước chung, trong đó có vấn đề xác định những đường bay thiết yếu và được Nhà nước trực tiếp bù lỗ. Việc hỗ trợ của Nhà nước đối với các đường bay thiết yếu chính là một điều kiện quan trọng để thực hiện tự do hóa vận chuyển nội địa.
+ Quản lý vận chuyển thương mại không thường lệ
Hiện nay do thị trường vận chuyển hàng không có tích chất đột biến, đa dạng. Thông thường một năm sẽ tập trung vào mùa cao điểm như cuối năm có nhiều ngày lễ hoặc dịp nghỉ hè. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng vận chuyển thường lệ phải duy trì khai thác trong mùa thấp điểm, các quốc gia thường duy trì chính sách hạn chế chuyến bay không thường lệ, đặc biệt là trong các tuyến đường đã có khai thác thường lệ.
+ Quản lý giá cước hàng không
Hiện nay giá cước vận chuyển được xây dựng và điều chỉnh trên cơ sở chi phí khai thác, mức cung cầu, yếu tố cạnh tranh quốc tế và các phương tiện vận tải khác đồng thời có tính đến các yếu tố liên quan như quyền lợi của người tiêu dùng, lợi nhuận hợp lý, tính chất chuyến bay, khả năng chấp nhận của thị trường và một số các yếu tố thương mại khác. Đối với giá cước vận chuyển hàng không quốc tế của các hãng chỉ có hiệu lực khi được Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và Nhà chức trách hàng không của nước liên quan phê duyệt. Giá cước nội địa do Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quy định trên cơ sở giá trần đường bày chuẩn Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ quy định.
+ Quản lý hoạt động xuất vận đơn hàng không thứ cấp
Trong hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa, khi ký kết hợp đồng vận chuyển với khách hàng, công ty giao nhận trở thành người vận chuyển và xuất hàng cho khách hàng. Vận đơn hàng không thứ cấp là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng vận chuyển. Đối với hoạt động giao nhận bằng đường hàng không thì trong chương V thông tư số 26/2009/TT- BGTVT có quy định về các doanh nghiệp giao nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không để điều kiện để các công ty giao nhận trở thành người vận chuyển hàng không dân dụng trong quan hệ với người gửi hàng.
Đối với các vận đơn của các nhà giao nhận nước ngoài được quy định: chỉ có các công ty giao nhận Việt Nam mới có quyền xuất các vận đơn hàng không thứ cấp tại Việt Nam, các nhà giao nhận Việt Nam chỉ xuất vận đơn của mình hoặc của nhà giao nhận nước ngoài trên cơ sở hợp đồng chỉ định đại lý vận đơn.
+ Quản lý khai thác tầu bày thuê trong hoạt động vận tải thương mại Khai thác tầu bay thuê hiện là hình thức khá phổ biến trong thị trường
vận tải hàng không quốc tế, nó điều hòa nhu cầu mà mang lại những lợi ích kinh tế chung cho các bên có liên quan, phục vụ không nhỏ cho sự phát triển và mở rộng hoạt động khai thác vận tải hàng không quốc tế. Điều này được các quốc gia trên thế giới chấp nhận rộng rãi.
Việc khai thác tầy bay thuê của nước ngoài dưới mọi hình thức phải đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn hàng không mặt khác phải đảm bảo tính độc lập, chủ quyền kinh tế của người sử dụng tầu bay thuê. Hiện nay theo quy định của của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam mọi việc thuê tầu bay của các hãng hàng không Việt Nam với các đối tác nước ngoài phải thông quan hợp đồng kinh tế và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.