Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật này cần dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Hệ thống pháp luật này phải đồng bộ và có tính hệ thống, phù hợp với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của nước ta.
Hệ thống pháp luật này cần phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển chung của thế giới.
Phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách đối với vận tải hàng hóa bằngđường hàng không đường hàng không
Để thúc đẩy quá trình tự do hóa và hội nhập của vận tải hàng không nói chung và hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng cần hoàn thiện một số chính sách quan trong sau:
Thực hiện chính sách thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế về vận tải hàng không theo hướng tự do hóa một cách liên tục phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng vận tải hàng không Việt Nam, giảm dần sự bảo hộ và can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào quá trình cạnh tranh;
Đa dạng hóa loại hình vận chuyển hàng không. Trên cơ sở hình thức vận chuyển thường lệ, phát triển sâu, rộng loại hình bay thuê chuyến, bay taxi phục vụ du lịch. Ngoài ra việc phát triển các loại hình này còn nhằm mục đích khai thác được tất cả các sân bay có thể khai thác dân dụng nhưng chưa đủ điều kiện kinh tế để khai thác thường lệ, hoặc trên các đường bay ngắn có cơ sở giao thông mặt đất hoàn hảo;
Xã hội hóa loại hình vận chuyển hàng không. Vận chuyển hàng không trở thành quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân, mọi vùng của đất nước song song với việc hạch toán độc lập khai thác nội địa, Nhà nước vẫn kiểm soát cước nội địa.
Có chính sách mở rộng, cho phép thành lập các hãng hàng không Việt Nam. Cho phép thành phần tư nhân trong nước và nước ngoài tham gia góp vốn, với điệu kiện không chiếm quá 40% tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp vì vận tải hàng không được Chính phủ xác định là lĩnh vực Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt. Cho phép thực hiện rộng rãi việc hợp tác, liên doanh với nước ngoài. Việc hợp tác, liên doanh với nước ngoài trong lĩnh vực vận tải hàng không phải thỏa mãn những mục tiêu cơ bản: Phát triển và hiện đại hóa đội tầu bay, trang thiết bị, công nghệ khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng tầu bay; Mở rộng phạm vi liên kết trong môi trường cạnh tranh, liên kết mạng đường bay và hệ thống tiếp thị rộng lớn của các bên đối tác; Tăng trưởng hiệu quả khai thác kinh doanh.
Tự do hóa từng bước hoạt động vận chuyển hàng không nội địa, đáp ứng nhu cầu của thị trường, gắn liền với việc giao chỉ tiêu - nhiệm vụ khai thác các đường bay không có lãi đến các sân bay địa phương;
Những dịch vụ thương mại liên quan (doing business matters):
Dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất tại sân bay: chưa cho phép doanh nghiệp nước ngoài thực hiện dịch vụ này tại Việt Nam;
Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tầu bay: chưa cho phép doanh nghiệp nước ngoài thực hiện dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tầu bay tại Việt Nam;
Tự do hóa hoàn toàn hoạt động bán và tiếp thị dịch vụ vận chuyển hàng không (trực tiếp mở văn phòng bán vé hoặc thông qua tổng đại lý/đại lý) đối với các hãng hàng không của các nước có hiệp định chính phủ về hàng không với Việt Nam; các hãng hàng không nước ngoài thuộc các nước chưa có hiệp định chính phủ về hàng không với Việt Nam được phép thực hiện dịch vụ bán và tiếp thị dịch vụ vận chuyển hàng không thông qua các tổng đại lý, đại lý bán vé Việt Nam;
Hãng hàng không nước ngoài khai thác vận chuyển, bán vận chuyển hàng không tại Việt Nam được phép đưa vào Việt Nam và sử dụng các nhân viên không phải là công dân của nước mình phục vụ cho các công việc quản lý, bán vé, kỹ thuật và khai thác của hãng đó;
Cho phép thực hiện chương trình đại lý IATA, chương tình thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động bán vé tại Việt Nam (BSP);
Đảm bảo cơ hội cân bằng và bình đẳng: Tuân thủ nguyên tắc cân bằng, bình đẳng về cơ hội khai thác; đảm bảo cho các bên có cơ sở tiếp cận, khai thác thị trường một cách bình đẳng, trực tiếp, đảm bảo quyền lợi kinh tế cảu các hãng hàng không Việt Nam; khuyến khích các hình thức hợp tác giữa các hãng hàng không nước ngoài với các hãng hàng không Việt Nam nhưng không đặt ra như một điều kiện tiên quyết đối với các hoạt động bay đơn phương đến Việt Nam của các hãng hàng không nước ngoài.
Chuyến bay không thường lệ (non-scheduled flight): Cho phép thực hiện các chuyến bay không thường lệ một cách rộng rãi, trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển thường lệ, nhất là trong các mùa cao điểm; đối với các chuyến bay chở khách du lịch trọng gói (tour package), có thể cho phép thực hiện các chặng bay trong nội địa Việt Nam; Tự do hóa hoàn toàn vận chuyển hàng hóa không thường lệ.