Về phương diện lý luận

Một phần của tài liệu Cộng đồng Vatican II và sự tác động của nó tới công giáo ở Việt Nam (Trang 76 - 77)

f) Vấn đề truyền giáo

2.3.1 Về phương diện lý luận

Bên cạnh báo Người Công giáo Việt Nam, báo Công giáo và dân tộc, từ cuối năm 1994 có thêm Nguyệt san Công giáo và dân tộc đăng tải nhiều bài viết về vấn đề hội nhập văn hóa của các tác giả Hoàng Gia Khánh, Nguyễn Hồng Dương, Phạm Huy Thông… đặc biệt là có sự tham gia của các linh mục như: Đỗ Quang Chính, An Sơn Vị…

Năm 1993, nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt tuyển tập Thần học trong đó có một số bài nghiên cứu về hội

nhập.

Bên cạnh đó, nhiều cuộc tọa đàm, hội nghị được tổ chức bàn luận về vấn đề hội nhập văn hóa Kitô giáo vào nền văn hóa Việt Nam:

- Tháng 11 – 1992, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc tọa đàm trao đổi về Hội nhập văn hóa Kitô giáo tại Việt Nam.

- Tháng 11 – 1995 tại số 15 Tú Xương, Quận 3 một cuộc hội thảo được tổ chức với chủ đề Kitô giáo tại Việt Nam qua một số tác phẩm và tác giả Công giáo của thế

kỷ XVII, XVIII…

Nói về đường hướng hội nhập văn hóa Kitô giáo vào nền văn hóa Việt Nam, trong Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã viết: “Chúng ta phải đào sâu Thánh kinh và thần học để nắm vững những điều cốt yếu của đức tin, đàng khác phải đào sâu nếp sống của từng dân tộc trong nước để khám phá ra những giá trị riêng của mỗi dân tộc. Rồi từ đó chúng ta tận dụng những cái hay trong một kho tàng văn hóa mà xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên quê hương của cộng đồng Hội thánh này”. [38] Năm 1998, tại Thượng Hội đồng Giám mục Châu Á, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã cử 5 giám mục tham gia. Trong hội nghị này, các bản tham luận của các giám

mục Việt Nam đều đề cập đến việc hội nhập văn hóa Việt Nam của Công giáo Việt Nam, trong đó nêu lên 3 chủ đề chính:

- Làm sao nói về Thiên Chúa Cha và Hội thánh trong khung cảnh nền văn hóa xã hội Việt Nam vốn lấy gia đình làm nền tảng.

- Làm sao nhận ra tác động của Chúa Thánh Thần nơi mọi người thành tâm thiện chí, đặc biệt nơi các tôn giáo bạn.

- Làm sao để việc tôn kính ông bà, tổ tiên giúp người ta nhận biết Thiên Chúa và hiểu rõ hơn về đạo hiếu của người Công giáo giáo Việt Nam. [41]

Trên tinh thần đó, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tiến hành hai cuộc hội thảo lớn xoay quanh vấn đề này.

+ Cuộc hội thảo thứ nhất được tiến hành tại Tòa Tổng giám mục Huế từ ngày 27 đến ngày 29.10.1999 với tiêu đề: Vấn đề tôn kính tổ tiên nơi người Công giáo.

+ Cuộc hội thảo thứ hai được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 10, với tiêu đề Một số vấn đề về văn hóa Công giáo từ thời khởi thủy đến đầu thế kỷ XX.

Trong Thư chung năm 2000, với chủ đề Sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng theo cung cách Việt Nam, đã thể hiện rõ nội hàm của vấn đề hội nhập văn hóa

theo chủ trương của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Từ đầu năm 2000 đến nay, giới Công giáo đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm nghiên cứu về vấn đề hội nhập văn hóa như: Công đồng Vatican II - 40 năm nhìn

lại (2002), Sống đạo theo cung cách Việt Nam (2004), Từ Công đồng Vatican II đến Thư chung 1980 (2005).

Một mục tiêu quan trọng khác của hội nhập văn hóa là đưa nghệ thuật các dân tộc vào nghi lễ, phụng vụ của giáo hội. Từ việc sử dụng ngôn ngữ bản xứ, đưa các giai điệu dân ca vào thánh nhạc, sử dụng phong cách dân tộc vào kiến trúc, hội họa Công giáo cho đến mang các phong tục của dân tộc vào các sinh hoạt tôn giáo… giáo hội luôn coi việc hội nhập văn hóa với việc Phúc âm hóa các nền văn hóa là hai mặt của vấn đề.

Sau hơn 45 năm áp dụng đường hướng của Công đồng Vatican II, từ nghi lễ, phụng vụ cho đến các lễ hội, kiến trúc hội họa Công giáo đều mang dấu ấn đậm nhạt khác nhau của nền văn hóa Việt Nam. Việc hội nhập văn hóa không dừng lại trên vấn đề lý luận mà đã thực sự đi vào đời sống đạo.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Vatican II và sự tác động của nó tới công giáo ở Việt Nam (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)