Hậu Công đồng Vatican

Một phần của tài liệu Cộng đồng Vatican II và sự tác động của nó tới công giáo ở Việt Nam (Trang 33)

f) Vấn đề truyền giáo

1.1.4 Hậu Công đồng Vatican

Thuật ngữ “Hậu Công đồng Vatican II” chỉ khoảng thời gian khi Giáo hội Công giáo bắt đầu thực thi đường hướng của Công đồng Vatican II cho đến nay. Đồng thời, cũng để chỉ những mặt còn tồn tại, những vấn đề còn dang dở mà Vatican II chưa thể giải quyết một cách triệt để.

Công đồng Vatican II đã mang lại cho Giáo hội một bộ mặt mới hiền hòa hơn trong mối quan hệ với thế giới và “thanh lọc” hơn trong đời sống giáo hội. Mặc dù việc thực thi đường hướng của công đồng có nhiều khuynh hướng trái ngược và vấp phải nhiều khó khăn thách đố nhưng với Giáo hội Công giáo, Vatican II là một bước

ngoặt quan trọng – một bước “lột xác” cần thiết để thích nghi với thế giới hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận thời kỳ Hậu công đồng và thời kỳ trước đó trong tính liên tục, trong sự tiếp nối, không nên coi nó là một bước đứt đoạn tuyệt đối với giai đoạn trước đó. Bởi, việc thực thi đường hướng của Vatican II thực chất là thể hiện lập trường của Giáo hội Công giáo về mặt quan phương, còn trên bình diện phi quan phương, một số nội dung mà Vatican II thông qua đã được một bộ phận giáo sĩ, giáo dân thực hiện trước đó. Ví dụ: vấn đề đại kết, vấn đề phụng vụ…

Việc nhìn nhận thời kỳ Hậu công đồng Vatican II với thời kỳ trước đó như một điểm tiếp nối trong tính liên tục cũng được những người đứng đầu trong Giáo hội Công giáo khuyến khích, tránh sự đối đầu giữa các khuynh hướng khác nhau trong nội bộ giáo hội.

Sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và những bước thăng trầm lớn trong các lĩnh vực trong đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên phạm vi toàn thế giới đã có những tác động to lớn đến việc áp dụng đường hướng canh tân của công đồng. Để có thể đánh giá một cách khách quan những gì mà Giáo hội Công giáo đã làm được cũng như những tồn tại thời kỳ Hậu Công đồng Vatican II, chúng ta cần tìm hiểu những nét khái quát nhất về bối cảnh thế giới thời kỳ này.

* Bối cảnh thế giới thời kỳ Hậu công đồng Vatican II

Từ thập niên 60 của thế kỷ XX cho đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua ba cuộc khủng hoảng lớn: Đó là cuộc khủng hoảng xảy ra vào những năm 1968 – 1970, cuộc khủng hoảng những năm 1995 – 1997 và gần đây nhất là những năm 2007 – 2009. Những cuộc khủng hoảng đó đã có những tác động to lớn đến đời sống xã hội làm thay đổi tâm lý và niềm tin của con người.

Bên cạnh đó, chủ nghĩa thực dụng đã đẩy việc tục hóa xã hội một cách mạnh mẽ đặt nền tảng cho sự thống trị của cá nhân, sức thu hút của lợi ích và khát khao tiêu thụ làm gia tăng bất bình đẳng trong xã hội. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ thông tin với hệ thống thông tin toàn cầu (world wide web) đã đưa các quốc gia, con người trên khắp thế giới xích lại gần nhau hơn, phá vỡ mọi khoảng cách.

Chủ nghĩa Xô Viết sụp đổ, nhiều cuộc chiến tranh khủng bố vì lý do sắc tộc, tôn giáo, kinh tế vẫn diễn ra không ngừng… làm cho cuộc sống của con người trở nên mỏng manh, bất an.

Sự biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu – hậu quả của việc phá hủy tài nguyên môi trường và nạn thất nghiệp khiến con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn. Chưa bao giờ của cải nhân loại dồi dào như hiện nay nhưng một bộ phận lớn

người dân lại rơi vào cảnh thiếu thốn, nghèo đói; sự tăng trưởng về mặt kinh tế lại đẩy nhiều người rơi vào tình trạng thất nghiệp. Do đó sự phân cực giàu nghèo ngày càng sâu thẳm.

Trong bối cảnh đó, vấn đề Thiên Chúa với “những câu chuyện thời kỳ sáng thế” không thu hút được sự quan tâm của con người thời hiện đại bằng những mối lo “cơm, áo, gạo, tiền” và những thú vui, sự hưởng thụ. Bên cạnh đó, những tiến bộ về khoa học kỹ thuật khiến con người không còn tin vào Thiên Chúa như trước đây.

Ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Giáo hội Công giáo gặp phải cuộc khủng hoảng nghiêm trọng thể hiện ở sự giảm sút số lượng người theo đạo và số ơn gọi; những biểu hiện trong đời sống tôn giáo cũng mờ nhạt đi. Nhiều người cho rằng, tất cả là do những cải cách của Công đồng Vatican II làm cho phụng vụ bị đảo lộn, Giáo hội bị ô nhiễm… Trong bối cảnh nạn thất nghiệp, nghèo đói gia tăng; con người vẫn phải đối diện với sự cô đơn, bệnh tật và cuối cùng là cái chết khiến họ bị mất phương hướng muốn tìm một điểm để quy chiếu. Do đó, nhiều người đã trở lại với các tôn giáo truyền thống để tìm một căn tính, một sự an toàn hơn là tìm đến sự tự do mà Giáo hội đề cao tại Vatican II.

Vậy thực chất Giáo hội Công giáo đã triển khai thực hiện đường hướng của Công đồng Vatican II như thế nào? Những thành tựu và hạn chế tồn tại thời kỳ Hậu Công đồng Vatican II ra sao? Chúng ta cần nghiên cứu trên hai mặt cơ bản sau: Đó là những thay đổi trong đời sống Giáo hội thời kỳ Hậu công đồng và mối quan hệ giữa Giáo hội với thế giới.

* Đời sống Giáo hội Công giáo thời kỳ Hậu Công đồng Vatican II

Đời sống Giáo hội Công giáo là một phạm vi rộng lớn gồm nhiều vấn đề như: phụng vụ, đời sống tu trì, ơn gọi linh mục; vấn đề thần học; quan hệ giữa các thành phần dân Chúa, quan niệm về Đức Bà Maria; vấn đề đức tin Kitô giáo… Song, trong phạm vi của luận văn tôi chỉ đi sâu nghiên cứu trên một số lĩnh vực mang tính chất điển hình trong việc thực thi đường hướng của Công đồng Vatican II, tạo nên những biến chuyển to lớn trong đời sống Giáo hội Công giáo.

Thứ nhất: Trong lĩnh vực phụng vụ

Đây là lĩnh vực được đưa ra thảo luận đầu tiên tại Vatican II, gây nhiều tranh cãi và cũng là lĩnh vực có những đổi mới rõ ràng và sâu rộng nhất trong đời sống giáo hội ngay từ thời kỳ đầu sau Công đồng Vatican II. Ví như, về nghi lễ trước công đồng, các nghi lễ rườm rà và hầu hết bằng tiếng Latinh, giáo dân là người thụ động không hiểu rõ lời cầu nguyện trong Kinh Thánh mà linh mục đọc và không có sự đối đáp. Nay, người giáo dân được khuyến khích tự đọc Kinh Thánh và được học hỏi Thánh

Kinh; ngôn ngữ Latinh được thay thế bằng ngôn ngữ địa phương để gần gũi với giáo dân, giáo dân và linh mục cùng thực hiện nghi lễ phụng vụ. [27, 36]

Nhạc phụng vụ truyền thống cũng được thay thế bằng “lễ nhạc dân gian”, trang phục của nam nữ tu sĩ, linh mục cũng có những thay đổi để phù hợp với khí hậu và văn hóa từng địa phương…

Tuy nhiên, việc canh tân phụng vụ và việc triển khai thực hiện trong Giáo hội Công giáo cũng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó nổi lên 2 khuynh hướng cơ bản là bảo thủ và cấp tiến.

Nếu những người theo phái cấp tiến hăng say, hào hứng đổi thay theo tinh thần của Vatican II thì một bộ phận những người theo khuynh hướng bảo thủ không chấp nhận đường hướng này của giáo hội. Họ coi đó là phá đạo, đi ngược lại truyền thống Kitô giáo. Tiêu biểu như giám mục Lefebvre và sau này ông lập lên Huynh đoàn Piô X nhằm chống lại việc bãi bỏ nghi lễ phụng vụ Latinh. Lefebvre cho rằng “đó là các thiên hướng tân – Tin lành và Duy tân thuyết… coi Vatican II là một công đồng có khuynh hướng ly giáo.” [64, 88] Như vậy, nếu Hiến chế Phụng vụ Thánh tại Vatican II được xem là một cuộc cách mạng thì đây là một cuộc cách mạng không triệt để.

Thí dụ, trong lễ nhạc phụng vụ, bên cạnh ý nghĩa – làm cho phù hợp với nền văn hóa địa phương, nhiều ý kiến cho rằng thứ nhạc phụng vụ mới làm mất đi tính thiêng liêng của nghi lễ: “Để thay thế cho âm thanh du dương và trang nghiêm của đàn đại phong cầm thì người Công giáo cảm thấy mình bị nhồi xóc vì những cây đàn ghi ta, kèm trom-pet, trống lục lạc và các loại trống trong Thánh Lễ ngày Chúa nhật. “Điều gì đã xảy đến cho nhà thờ của tôi vậy?” là một câu hỏi trên môi của nhiều người Công giáo ngay sau khi các giáo xứ địa phương áp dụng những thay đổi phụng vụ. Đi đôi với “âm thanh mới” này là một vấn nạn lớn hơn. Vô số các bài thánh ca được nghe trong các Thánh lễ có nhạc dân ca, âm thanh càng giống những bài hát trẻ thơ hơn là một hình thức cầu nguyện. Nhiều người đánh mất vẻ đẹp của âm nhạc trong thời kỳ trước Vatican II, không còn tìm thấy được những bài thánh ca dẫn dắt việc cầu nguyện nữa.” [64, 87-88]

Như vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực phụng vụ giúp Kitô giáo hòa nhập vào thế giới hiện đại, phù hợp với văn hóa mỗi địa phương, việc áp dụng đường hướng của Vatican II cũng vấp phải nhiều vấn đề. Trong đó bản thân những người lãnh đạo trong giáo hội cũng thừa nhận sự canh tân trong các nghi lễ phụng tự làm mất đi tính thiêng tôn giáo. Việc quá chú trọng vào hình thức mà không làm nổi bật được mục đích của cuộc cải cách đã gây ra sự chia rẽ trong nội bộ giáo hội vốn đã có nhiều rạn nứt.

Trước tình hình đó, vị Giáo hoàng đương nhiệm Bênêđictô XVI đã có những văn bản cụ thể nhằm điều chỉnh lại hoạt động canh tân đang bị thiên lệch để đạt được mục đích cơ bản của cuộc canh tân hướng đến.

Bênêđictô XVI nhấn mạnh về tính liên tục trong việc cải cách phụng vụ bởi truyền thống và tiến bộ bổ sung, hoàn thiện cho nhau. Đánh giá về công cuộc cải cách, Ngài nhận định: Sự cải cách đã đi quá xa, bởi vì mục đích chính của cuộc cải cách này

không phải là thay đổi văn bản và các nghi lễ, nhưng là canh tân tư tưởng phụng vụ, bằng cách đặt việc cử hành mầu nhiệm vượt qua ở trung tâm của đời sống Kitô hữu và mục vụ.

Thứ hai: Trong đời sống tu trì và ơn gọi linh mục

Qua Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo đã nhìn nhận lại mình với vị thế có nhiều thay đổi. Giáo hội không còn tự hào khẳng định mình đắc thủ toàn vẹn chân lý mà khiêm nhường thú nhận giáo hội chỉ là một đoàn người lữ hành đang trên đường tiến tới sự viên mãn của chân lý, giảm bớt tính lề luật và nhấn mạnh giáo hội của tình thương với mục đích phục vụ con người. Do đó, giáo hội muốn đổi mới bộ mặt của mình làm tươi trẻ, thanh lọc trong cơ cấu để mang lại một sức sống mới.

Tại Vatican II và thời kỳ Hậu Công đồng, Giáo hội Công giáo đã công khai nhìn nhận những sai lầm, những giới hạn trong quá khứ và hy vọng sự thay đổi. Đó là một cách nhìn cởi mở, dám đối diện với quá khứ để đưa Giáo hội trở về ý nghĩa tinh tuyền của nó và thích ứng với đời sống hiện đại.

Song chính việc nhìn nhận những giới hạn đó đã khiến hầu hết người Công giáo vốn coi giáo hội là một cơ cấu mang trong mình đầy đủ mọi chân lý, mọi quyền hành cảm thấy bị khủng hoảng về niềm tin. Họ không cảm thấy giáo hội là một cơ cấu để họ có thể giao phó tất cả nếu bản thân giáo hội cũng chứa đựng những sai lầm như vậy. Do đó, thời kỳ Hậu Công đồng Vatican II, đời sống Giáo hội Công giáo có nhiều đổi thay. Bên cạnh những thành tựu cũng tồn tại nhiều vấn đề đòi hỏi sự thích nghi một cách năng động của giáo hội để theo kịp bước tiến của thời đại.

Về đời sống tu trì, khi nội dung của Công đồng Vatican II mới được triển khai,

trong đời sống giáo hội đã diễn ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về đức tin và đặc biệt là ơn gọi tu sĩ, giáo sĩ. Bởi, trong Hiến chế Lumen Gentium, Giáo hội tuyên bố: “…mọi người đều thấy rõ ràng tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống nào hoặc địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và đến sự trọn lành của đức ái”. [Số 40]

Từ 1968, cuộc khủng hoảng ơn gọi giáo sĩ, tu sĩ diễn ra trầm trọng để lại hậu quả nặng nề trong giáo hội. Hàng loạt tu sĩ, linh mục xin hồi tục vì họ cảm thấy sự thánh thiện của đời sống tu trì không được đề cao hơn tất cả các ơn gọi khác.

Trong khi đó, từ những năm 60 của thế kỷ XX ở phương Tây, xã hội tục hóa dưới áp lực của chủ nghĩa thực dụng đặt nền tảng trên sự thống trị của cá nhân, trên sức hút của lợi lộc và khát khao tiêu thụ; cùng với sự phát triển của internet nhanh chóng thâm nhập tới mọi ngóc ngách trên địa cầu đã làm cho đời sống tu trì mất đi sự yên tĩnh, khép kín trong tu viện, đan viện. Sự tục hóa đã ngấm vào nhiều cộng đoàn: đời sống cầu nguyện mất đi sự tịnh tâm, gây khó khăn cho khái niệm vâng phục bằng việc đưa vào não trạng dân chủ, loại trừ vai trò của quyền bính hợp pháp, biến các việc từ thiện thành những dịch vụ xã hội. Lối sống sung túc, đầy đủ tiện nghi hấp dẫn hơn đời sống khiết tịnh, thanh bần khiến đời sống tu trì bị đe dọa nghiêm trọng. Ngoại trừ một số dòng chiêm niệm các tu sĩ vẫn mặc áo dòng và sống một đời sống cộng đoàn chặt chẽ.

Như vậy, khi Vatican II mới được triển khai đời sống tu trì ở khắp nơi đều có những xáo trộn lớn, đặc biệt ở các nước phương Tây – nơi phong trào tục hóa vốn đã diễn ra rầm rộ trước đó.

Về ơn gọi linh mục

Không chỉ trong đời sống tu trì, sự phát triển của công nghệ thông tin và chủ nghĩa thực dụng cũng có những tác động to lớn đến ơn gọi linh mục.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ nghĩa cá nhân phát triển, vấn đề độc thân của linh mục là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời kỳ Hậu Công đồng Vatican II mà cho tới nay, Giáo hội Công giáo vẫn chưa tìm được cách giải quyết thực sự thỏa đáng cho vấn đề này.

Theo Giáo hội Công giáo, độc thân vừa mang ý nghĩa Kitô học, vừa mang tính tông truyền, đây không phải một tín điều nhưng là một lối sống quen thuộc được định hình từ rất sớm trong lịch sử giáo hội.

Dưới sự phát triển của các phương tiện truyền thông, các vụ lạm dụng tình dục của hàng ngàn giáo sĩ ở các Giáo hội cơ sở đã gây đổ vỡ to lớn cho uy tín và cơ cấu của giáo hội; làm dấy lên làn sóng phản đối lối sống độc thân của linh mục trong xã hội cũng như trong bản thân hàng ngũ linh mục. Nhiều linh mục tỏ ra khốn đốn với lối sống này và không muốn chấp nhận nó. Nhiều linh mục chống đối bằng việc bất chấp lề luật cứ xây dựng gia đình rồi đi xưng tội để được hưởng chế độ “phạt… tinh thần, có vợ con”.

Nguyên nhân của tình hình này có thể dễ dàng nhận thấy là do đức tin của giáo sĩ, tu sĩ bị hao mòn nên đời sống độc thân mất đi khả tín. Chủ nghĩa thế tục phát triển khiến số ơn gọi giáo sĩ bị suy giảm, khâu tuyển chọn đào tạo không có điều kiện làm kỹ lưỡng, khâu đào tạo chưa phù hợp với tâm sinh lý con người trong hoàn cảnh xã hội mới.

Trước làn sóng phản đối lề luật độc thân của linh mục, Giáo hội Công giáo cương quyết từ chối đồng thời đề ra những yêu cầu khắt khe hơn trong tuyển chọn linh mục để tìm được những người thực sự sống hết mình vì đức tin, vì Thiên Chúa để làm

Một phần của tài liệu Cộng đồng Vatican II và sự tác động của nó tới công giáo ở Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)