Những vấn đề Công đồng Vatican II phải đối diện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Cộng đồng Vatican II và sự tác động của nó tới công giáo ở Việt Nam (Trang 45 - 46)

f) Vấn đề truyền giáo

1.2Những vấn đề Công đồng Vatican II phải đối diện ở Việt Nam

Tôn giáo là sản phẩm của văn hóa. Do đó, mỗi tôn giáo ra đời đều mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nơi nó sinh ra, đồng thời không ngừng bổ sung và kế thừa những đặc điểm của nền văn hóa nơi nó tồn tại, thậm chí còn bị đồng hóa bởi những nền văn hóa đó. Kitô giáo phát sinh từ miền Tiểu Á nhưng chỉ thực sự phát triển ở Châu Âu và trở thành hạt nhân nền tảng của nền văn hóa Tây phương. Cùng với sự phát triển của các nước Châu Âu và sự bành trướng xâm lược sang các nước thuộc địa, văn hóa Tây phương đã trải qua những thời kỳ rực rỡ và có tầm ảnh hưởng toàn cầu.

Vào thế kỷ XVI, khi Công giáo được truyền bá vào Việt Nam thì Việt Nam vẫn là một nước phong kiến có nền kinh tế nông nghiệp với trình độ sản xuất thô sơ; tình hình trong nước còn nhiều xáo trộn với các cuộc chiến tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến. Trong khi đó, ở các nước phương Tây, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã nổi lên xuất hiện xu hướng mở rộng thị trường và bành trướng thế lực; Các nhà truyền giáo chủ yếu là những người thuộc các quốc gia ở Châu Âu, đa số là người Bồ, người Ý, sau là người Tây Ban Nha, người Pháp. Họ ít hiểu về văn hóa các nước chịu đạo. Không chỉ không biết mà phần lớn họ có tinh thần kỳ thị, coi văn hóa mình hơn văn hóa xa lạ, kẻ man di. Do đó, Công giáo được du nhập vào Việt Nam (thế kỷ XVII) theo chân Chủ nghĩa thực dân, “đã mang sẵn mặc cảm tự cao, kiêu hãnh về nền văn minh vật chất của phương Tây, về tính ưu việt và hoàn mỹ của Kitô giáo, đã công nhiên coi các dân tộc ngoài Châu Âu, trong đó có Việt Nam là còn ở trình độ bán khai, là “mọi rợ” (barbare), cần phải được khai hóa mà trước hết là sự truyền bá hay nói đúng hơn là sự áp đặt, một tôn giáo phương Tây, Kitô giáo”. [53, 43]

Công giáo được truyền bá vào Việt Nam trong khuôn khổ cứng nhắc của Công đồng Tri-den-ti-nô (1545 – 1563) và Công đồng Vatican I (1869 – 1870) với những lề luật nghiêm khắc, chặt chẽ về tư tưởng, tư duy và nghi lễ phụng tự. Cộng với sự ưu trội về văn minh vật chất, thái độ tự kiêu của các nhà truyền giáo, Giáo hội Công giáo đã phủ nhận những giá trị của các tín ngưỡng tôn giáo và nền văn hóa bản địa. Do đó,

trong quá trình truyền bá, Công giáo đã vấp phải những khó khăn lớn về vấn đề văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng.

Bên cạnh đó, sự gắn bó mật thiết giữa Công giáo và Chủ nghĩa thực dân ngay từ khi mới xâm nhập vào Việt Nam khiến chính quyền phong kiến và nhân dân luôn có thái độ dè chừng với Công giáo. Bởi e ngại sự xâm lăng văn hóa của Công giáo và sự xâm lược của Chủ nghĩa thực dân.

Do đó, khi truyền bá vào Việt Nam, Công giáo luôn phải đối diện với ba vấn đề lớn là: Quan hệ Công giáo với văn hóa Việt Nam truyền thống; Quan hệ giữa Công giáo và tín ngưỡng tôn giáo bản địa; Quan hệ Công giáo và dân tộc. Phải tới Công

đồng Vatican II, trên cơ sở nhìn lại chính mình và hội nhập với thế giới, Giáo hội Công giáo đã tôn trọng những giá trị của các nền văn hóa bản địa và giá trị của các tín ngưỡng tôn giáo khác. Từ đó quan hệ giữa Công giáo với văn hóa, với các tín ngưỡng tôn giáo và quan hệ Công giáo với dân tộc ở Việt Nam mới có những biến chuyển tích cực.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Vatican II và sự tác động của nó tới công giáo ở Việt Nam (Trang 45 - 46)