Công tác đào tạo linh mục

Một phần của tài liệu Cộng đồng Vatican II và sự tác động của nó tới công giáo ở Việt Nam (Trang 69 - 73)

f) Vấn đề truyền giáo

2.2.3 Công tác đào tạo linh mục

Đây là một trong những nội dung quan trọng mà Công đồng Vatican II đề cập tới nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng, thiếu hụt giáo sĩ trong giáo hội. Theo hướng dẫn của Công đồng Vatican II, việc đào tạo linh mục luôn đi đôi với việc tổ chức chủng viện, cụ thể là cơ sở và sinh hoạt của chủng viện luôn được các giám mục và cộng đoàn dân Chúa quan tâm một cách đặc biệt.

Mỗi giáo phận với sự quan tâm của giám mục, tùy theo hoàn cảnh địa phương, đã luôn tìm cách duy trì công việc đào tạo linh mục: những lớp “dự tu đào tạo âm thầm”, những “lớp thần học” di động và theo nhóm nhỏ tại các giáo xứ…

– Năm 1960, hàng giáo phẩm Công giáo ở Việt Nam được thành lập. Từ đây, việc đào tạo linh mục tại các Đại chủng viện được các cha thừa sai trao lại cho hàng giáo phẩm Việt Nam.

Thời kỳ từ 1965 đến 1975, ở miền Nam hầu hết các địa phận đều có Tiểu chủng viện. Chỉ riêng ở miền Nam đã có một số các đại chủng viện: – Đại chủng viện Huế – Đại chủng viện Sài gòn – Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt – Đại chủng viện Vĩnh Long… các chủng viện ở miền Bắc cũng chuyển vào miền Nam sau hiệp định Giơnever năm 1954.

Sau ngày đất nước thống nhất, hầu hết các đại chủng viện và tiểu chủng viện đều ngưng hoạt động. Nhưng các giáo phận vẫn tìm cách đào tạo: những lớp dự tu, những lớp thần học phân tán mỏng…; các đại chủng viện vẫn tìm cách duy trì sinh hoạt.

Bước vào thời kỳ đổi mới, với chính sách mở cửa Đảng và Nhà nước ta tạo điều kiện cho Giáo hội Công giáo ở Việt Nam được đào tạo các linh mục, chủng sinh. Từ năm 1973 đến năm 1994, ở Việt Nam đã có 6 Đại chủng viện được thành lập: Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội (năm 1973); Đại chủng viện Thánh Giuse thành phố Hồ Chí Minh (năm 1987); Đại chủng viện Thánh Quý (Cần Thơ) (năm 1988); Đại chủng viện Vinh – Thanh (Nghệ An) (năm 1988); Đại chủng viện Sao Biển (Nha Trang) (năm 1991); Đại chủng viện Huế (năm 1994). Năm 2007, Đại chủng viện Xuân Lộc, cơ sở II của Đại chủng viện Thánh Giuse Sài gòn được thành lập.

Điều 24 trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo (2004) ghi rõ:

“1. Tổ chức tôn giáo được thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo.

2. Việc thành lập trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ…

3. Việc mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo phải được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi mở lớp.

4. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng tôn giáo do Chính phủ quy định.” [76]

Từ năm 2007, Giáo hội Công giáo Việt Nam không còn phải xin phép cho việc nhận ứng sinh linh mục mới, cho việc phong linh mục trong giáo phận.

Một hình thức đào tạo khác bên cạnh hệ thống đại chủng viện ở trong nước là giáo hội cử các linh mục đi tu nghiệp ở nước ngoài như Philipin, Pháp, Italia.

Về việc đào tạo chức sắc, Thư Mục vụ 1998 nhắc nhở rằng, sự gương mẫu của các nhà đào tạo có một vai trò then chốt trong tiến trình đào tạo và ơn gọi tu sĩ. Linh mục luôn được chăm sóc, nuôi dưỡng đồng thời loan báo Tin Mừng và canh tân giáo hội.

Trong Thư Mục vụ 2004, các giám mục Việt Nam cũng chỉ rõ đường hướng của việc đào tạo linh mục, mầu nhiệm Chúa Giêsu Thánh thể. Các linh mục phải làm chứng về lòng tin, lòng sùng kính và yêu mến đối với Thánh thể.

Từ năm 2005, các Đại chủng viện dưới sự hướng dẫn cụ thể của Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh đã bắt đầu soạn thảo tài liệu Hướng dẫn về đào tạo

linh mục tại Việt Nam (Ratio Institutionis Sacerdotalis), được Tòa Thánh phê chuẩn và

ban hành vào dịp Năm Thánh 2010.

* Về chương trình đào tạo

Theo tinh thần của Công đồng Vatican II, giáo hội chỉ dẫn việc đào tạo linh mục tùy thuộc vào nhu cầu thực tiễn ở mỗi quốc gia có thể đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của quốc gia, để sau quá trình đào tạo linh mục có thể hoạt động thích nghi với hoàn cảnh.

Trên tinh thần đó, nội dung chương trình giảng dạy tại các đại chủng viện Công giáo Việt Nam dựa theo chương trình của các đại chủng viện trên thế giới gồm các môn: Giáo lý, triết học, Thần học tín lý, Thần học luân lý cơ bản, Thánh Kinh, Giáo luật, Phụng vụ… Bên cạnh đó, trong chương trình đào tạo ở các Đại chủng viện đều có môn học giáo dục công dân. Đây là môn học bắt buộc đối với chương trình đào tạo ở các trường tôn giáo ở nước ta. Điều 24, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo quy định: Môn học về lịch sử Việt Nam, Pháp luật Việt Nam là các môn học chính khóa trong chương trình đào tạo ở các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo.

Trên tinh thần đồng hành cùng dân tộc, trong công tác đào tạo linh mục ở Việt Nam luôn có sự thỏa thuận giữa Giáo hội và Nhà nước, để linh mục vừa có thể là một người tri thức Công giáo vừa có thể là một người công dân tốt.

Giáo hội Công giáo chủ trương đào tạo toàn diện là đường hướng trong việc đào tạo linh mục tương lai tại Việt Nam. Trong đó, chương trình đào tạo bao gồm 3 thời kỳ:

– Trước Chủng Viện: thời kỳ dự tu

– Tại Chủng Viện: thời kỳ đào tạo tập trung – Sau Chủng Viện: thường huấn

Bằng việc giới thiệu ứng sinh lên chức linh mục, chủng viện đã hoàn tất giai đoạn đào tạo khởi đầu của mình, nhưng việc đào tạo linh mục không dừng lại ở đây.

Bởi, trong xã hội hiện nay hàng giáo sĩ đang mở ra với xã hội và dấn thân vào xã hội, vì thế họ có nhiều cơ hội cùng làm việc với phụ nữ. Xu hướng tìm kiếm cuộc sống dễ dãi và tiện nghi có thể dẫn đến việc lo tìm sự thoải mái và lạc thú, đặc biệt khi họ vẫn còn mang một quan niệm kém phát triển về những đòi hỏi của đời sống độc thân.

Một vết đen khác là cơn khát quyền lực. Điều này được biểu hiện trong thái độ độc đoán trong những tác vụ mục vụ và những việc làm đầy tham vọng.

Do đó, việc đào tạo linh mục phải được tiếp tục, bằng việc đào tạo thường xuyên trong suốt cuộc đời của linh mục.

Cho tới thời điểm năm 2001, thời gian tuyển sinh vào các chủng viện là 3 năm. Bắt đầu từ năm 2002 tại cuộc họp thường niên lần thứ 23 của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã cho rút xuống còn 2 năm. Giáo hội và Nhà nước đã thỏa thuận xung quanh việc đào tạo linh mục “việc chiêu sinh vẫn diễn ra theo định kỳ 2 năm nhưng gia tăng về số lượng. Không duyệt lại chủng sinh tốt nghiệp, Tòa giám mục chỉ cần làm bản đề nghị danh sách các tân linh mục trong việc bổ nhiệm và thuyên chuyển linh mục, Tòa giám mục gửi văn bản và danh sách cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành chấp nhận”. [15, 40]

Trước thực tế ở một số giáo phận còn “tồn đọng” một số chủng sinh lớn tuổi, giáo hội thấy cần thiết đào tạo họ theo hình thức mở lớp ngắn hạn rồi sau đó phong linh mục. “Sau khi được sự chấp thuận của Nhà nước, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tiến hành bổ túc ngắn hạn (2003 – 2005) cho 72 học viên, trong đó có 24 linh mục, 6 phó tế và 42 chủng sinh lớn tuổi thuộc 9 giáo phận: Lạng Sơn, Hưng Hóa, Hà Nội, Thái Bình, Phát Diệm, Bùi Chu, Kon Tum, Nha Trang và Phan Thiết”. [72, 45]

*Về phương pháp đào tạo

Nhìn chung, việc đào tạo thiêng liêng tại sáu Đại chủng viện Việt Nam gồm ba phần chính:

1. Lý thuyết,

2. Thực hành thiêng liêng 3. Sự nâng đỡ cần thiết

Theo đó sau khi học lý thuyết, chủng sinh được hướng dẫn và trợ giúp để hoà nhập đời sống thiêng liêng vào đời sống hằng ngày. Phần thứ ba của tiến trình, chủng sinh được cộng đoàn nâng đỡ: Giám đốc chủng viện có những buổi huấn dụ thiêng liêng thường kỳ và bất thường. Chủng sinh cũng được linh hướng riêng tư. Cuối cùng,

cũng sẽ có chia sẻ và trợ giúp theo nhóm, theo những cách luyện tập khác nhau, dưới sự hướng dẫn của một nhà đào tạo.

Trong quá trình đào tạo, các đại chủng viện áp dụng phương pháp kết hợp truyền thống với hiện đại trong công tác đào tạo nhằm tạo cho chủng sinh nhiều cơ hội phát huy sáng kiến cá nhân trong quá trình học tập. Chủng sinh sinh hoạt theo nhóm. Ngoài ra, họ còn dành thời gian theo dõi thời sự trong nước và ngoài nước qua sách báo và truyền hình.

Những kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về mặt nhân sự. Bởi, các nhà đào tạo và giáo sư ở các đại chủng viện hiện nay vẫn đang được bổ túc, có một khoảng trống hơn một thế hệ giáo sư vì từ năm 1975 đến năm 1993 không có đào tạo thêm các giáo sư…

Song, với các hình thức đào tạo đa dạng và nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam, tình trạng thiếu linh mục đã và đang được khắc phục; các linh mục sau chương trình đào tạo có thể thích nghi và giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoàn cảnh mới.

Qua đó có thể thấy việc đào tạo linh mục của Giáo hội Công giáo Việt Nam dựa trên tư tưởng canh tân của Công đồng Vatican II đã có những hình thức khá đa dạng với sự thích ứng linh hoạt. Trong đó có cả hình thức đào tạo chính quy và hình thức đào tạo bổ túc tu nghiệp nhằm hợp thức hóa các hình thức trước đây gọi là linh mục áo ngắn; đồng thời cũng bổ túc cho các chủng sinh đã học ở Đại chủng viện trước đây nhưng chưa hết chương trình đào tạo.

Đây là một trong những kết quả quan trọng mà Giáo hội Công giáo Việt Nam đã đạt được trong công tác đào tạo linh mục theo tinh thần Công đồng Vatican II.

Một phần của tài liệu Cộng đồng Vatican II và sự tác động của nó tới công giáo ở Việt Nam (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)