THAM LUẬN CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 129)

- Tuyến Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn và vùng phụ cận

THAM LUẬN CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM

Hội thảo Khoa học

Bên cạnh các kết quả đạt được, sự phát triển của ngành du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung chưa tạo được điểm thu hút thật sự hấp dẫn, chưa có bước phát triển đột phá, kết quả hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và điều kiện của Vùng, số khách du lịch quốc tế đến các tỉnh duyên hải miền Trung và số ngày lưu trú, mức chi tiêu còn thấp so với cả nước. Nguyên nhân xuất phát từ những khó khăn, hạn chế như: quy hoạch du lịch khu vực miền Trung chưa đồng bộ; hạ tầng cho phát triển du lịch còn hạn chế và bất cập, ít chuyến bay quốc tế đến miền Trung; thiếu đồng bộ giữa lữ hành, lưu trú và dịch vụ liên quan, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn; thiếu nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; quảng bá, xúc tiến du lịch chưa mạnh, đặc biệt sự liên kết hợp tác phát triển du lịch còn yếu. Để giải quyết những vấn đề trên, ngoài việc cần nỗ lực của từng địa phương, còn có những vấn đề không thể chỉ có một địa phương giải quyết được, mà phải có sự liên kết hợp tác của 7 tỉnh duyên hải miền Trung mới có thể giải quyết đồng bộ và toàn diện hơn.

Nhận thức cơ hội liên kết phát triển du lịch ở các địa phương, chủ trương liên kết phát triển du lịch 3 địa phương Quảng Nam, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã được đặt ra rất lâu, cho đến năm 2006, nhân dịp tổ chức Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị bàn về nội dung hợp tác liên kết phát triển du lịch 3 địa phương và đã đi đến thống nhất ký kết biên bản về hợp tác liên kết phát triển du lịch ở các nội dung: Xây dựng sản phẩm và các tour du lịch; tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; trao đổi kinh nghiệm quản lý và hoạt động nghiệp vụ du lịch, nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách phát triển du lịch 3 địa phương. Nhìn chung, hợp tác liên kết du lịch trong thời gian qua đã góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động du lịch, nhất là công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, đã đóng góp tích cực cho phát triển du lịch của 3 địa phương. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung hợp tác liên kết chưa được thực hiện đồng bộ ở các mặt như: Xây dựng sản phẩm và các tour du lịch, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách phát triển du lịch chung của 3 địa phương. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trên là do công tác phối hợp tổ chức còn chậm, chưa chặt chẽ, các địa phương còn khó khăn về kinh phí cho các hoạt động hợp tác liên kết này.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Như đã biết, du lịch có tính liên vùng, đa ngành, nên yêu cầu liên kết hợp tác rất là cần thiết, để đẩy mạnh phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung cần tập trung thực hiện các nội dung liên kết như: Khớp nối quy hoạch du lịch giữa 7 tỉnh; xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; xúc tiến, quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; xây dựng sản phẩm du lịch, trong đó, nổi bật là các loại hình du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch MICE, du lịch làng quê, làng nghề hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, thương hiệu có uy tín, được biết đến trong và ngoài nước; phối hợp tổ chức các sự kiện lớn... Để thực hiện được các nội dung trên, chính quyền của 7 địa phương nên có ký kết chương trình hợp tác liên kết phát triển du lịch chung, đồng thời kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành liên quan có chương trình mục tiêu tổng thể đầu tư cơ sở hạ tầng dài hạn cho phát triển du lịch duyên hải miền Trung như đường du lịch ven biển, đường cao tốc, hỗ trợ đường bay nội vùng...

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

Trước mắt, trong năm 2012 cần tập trung một số giải pháp liên kết du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

1. Khớp nối quy hoạch du lịch giữa 7 tỉnh, phân định các khu chức năng đặc trưng chuyên biệt của từng vùng, dựa vào việc khai thác tiềm năng du lịch và thế mạnh của từng địa phương, từ đó làm cơ sở quan trọng để các địa phương tập trung và thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển theo quy hoạch.

2. Trên cơ sở quy hoạch liên kết du lịch Vùng, cần tính toán lộ trình đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng du lịch nhằm đảm bảo sự thông suốt trong việc đón và phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.

3. Trong liên kết, nội dung xúc tiến du lịch, quảng bá đặt lên hàng đầu, do đó cần phải thành lập quỹ xúc tiến du lịch cho 7 tỉnh. Hàng năm các tỉnh duyên hải miền Trung nên có chung chương trình xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch, tập trung vào các thị trường mục tiêu của Vùng, tránh tình trạng từng địa phương tự làm xúc tiến du lịch, gây lãng phí cũng như chồng chéo các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Cần phối hợp trong việc đón và phục vụ các đoàn famtrip trong và ngoài nước để giới thiệu các giá trị sản phẩm du lịch xuyên suốt 7 tỉnh. Đối với việc tổ chức các sự kiện du lịch lớn của 7 tỉnh, cần tính toán lịch trình tổ chức các sự kiện của từng địa phương sao cho hợp lý, tránh trùng lắp thời điểm diễn ra các sự kiện của các địa phương trong Vùng.

4. Các tỉnh duyên hải miền Trung cần xây dựng thương hiệu và phân định sản phẩm du lịch đặc trưng của từng địa phương, tạo sự đa dạng và phong phú các sản phẩm du lịch của Vùng, là cơ sở để các địa phương tập trung đầu tư tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng cũng như mở rộng các sản phẩm du lịch của mình.

5. Định hướng phát triển du lịch MICE: Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam (Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, các chuyên gia cho rằng: Việt Nam có tiềm năng rất lớn là đối thủ đáng ngại của Singapore - trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Riêng các tỉnh duyên hải miền Trung, chúng ta có cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển là điều kiện thuận lợi để phát triển… Tuy nhiên để phát triển loại hình này nên thành lập MICE Bureau (tổ chức xúc tiến phát triển MICE), xây dựng chiến lược marketing, đề xuất các Bộ, ngành Trung ương cùng với các tỉnh trong Vùng tham gia cải thiện hạ tầng phục vụ khách MICE: Visa, sân bay, hệ thống khách sạn, trong đó, việc xác định vị trí xây dựng/nâng cấp trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế rất quan trọng (gần sân bay, khách sạn, thuận tiện đi lại, giao dịch…), thiết lập chiến lược thông tin quảng bá MICE, xây dựng website...

6. Một vấn đề khá quan trọng là sự thống nhất và tổ chức thực hiện các nội dung liên kết phát triển du lịch của 7 tỉnh duyên hải miền Trung sẽ quyết định vào sự thành công chung của du lịch miền Trung.

Hội thảo Khoa học

miền Trung, rất mong nhận được sự chia sẻ. Với những gì các tỉnh miền Trung đã và đang làm, cùng với sự quyết tâm chung của các tỉnh, chúng tôi tin tưởng du lịch 7 tỉnh duyên hải miền Trung sẽ phát triển mạnh. Kính chúc các đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 129)