Định hướng liên kết phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 107)

- Điều kiện về môi trường điểm đến Đây cũng là một điểm mạnh nữa của khu vực duyên

3. Định hướng liên kết phát triển du lịch

Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh, định hướng liên kết phát triển du lịch giữa Đà Nẵng với các tỉnh duyên hải miền Trung dự kiến tập trung vào các hướng sau:

3.1. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch

- Phối hợp phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng (du lịch biển, đảo; du lịch di sản và du lịch sinh thái), tăng cường liên kết ngang, liên kết dọc giữa các địa phương, giữa các doanh nghiệp nhằm gia tăng giá trị, thúc đẩy marketing du lịch địa phương thông qua hệ thống lữ hành trong và ngoài nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết du lịch giữa các tỉnh duyên hải miền Trung, Đà Nẵng sẽ đóng vai trò là điểm kết nối các di sản trong Vùng, trung tâm trung chuyển khách du lịch trên cơ sở khai thác kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch như quốc lộ 1A, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cảng biển Tiên Sa, Ga đường sắt Đà Nẵng.

- Hình thành các tour du lịch, giúp du khách khi đến với Đà Nẵng thì sẽ đến được nhiều địa phương khác trong Vùng và ngược lại, cụ thể:

+ Khai thác tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây với lộ trình bắt đầu vào Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo đến Huế, Đà Nẵng và tiếp tục tham quan các tỉnh duyên hải miền Trung và rời Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế ở Tây Nguyên.

+ Phối hợp với Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đẩy mạnh khai thác chương trình du lịch “Con đường di sản”, “3 địa phương - một điểm đến”…

+ Song song với việc xây dựng các loại hình du lịch và củng cố các tuyến du lịch sẵn có, tập trung phát triển các tuyến du lịch mới như Đà Nẵng - Cù Lao Chàm, Đà Nẵng - Bạch Mã - Huế...

+ Ngoài ra, phát triển các tuyến liên kết du lịch với các địa phương khác trong vùng như Đà Nẵng - Dung Quất - Quy Nhơn, Đà Nẵng - Tuy Hòa - Nha Trang…

3.2. Liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch

Tăng cường liên kết phối hợp marketing chung các điểm đến, sản phẩm du lịch, tổ chức các chương trình Famtrip, Presstrip...; khai thác thị trường nội địa trọng điểm (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…), các thị trường nội địa tiềm năng như Đà Lạt, Cần Thơ và các thị trường quốc tế lân cận (Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...) thông qua các roadshow tại các thị trường nội địa trọng điểm, tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế.

Hội thảo Khoa học

Khuyến khích các hãng hàng không tăng cường phát triển các chuyến bay thuê bao đến các cảng hàng không quốc tế trong khu vực; mở thêm các chuyến bay nội vùng nối Đà Nẵng với các tỉnh duyên hải miền Trung; tăng cường hợp tác để tạo điều kiện cho du khách đi lại thuận tiện, an toàn trong các tỉnh duyên hải miền Trung.

Hợp tác trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch; hợp tác trên lĩnh vực quy hoạch, đầu tư; hợp tác về xúc tiến, quảng bá du lịch; Đà Nẵng sẽ hỗ trợ chương trình tuyên truyền giới thiệu về du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung trên tạp chí Văn hóa - Du lịch Đà Nẵng, tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng.

3.3. Liên kết đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch bền vững

Đẩy mạnh hợp tác đào tạo bằng nhiều hình thức hợp tác, liên kết, liên thông giữa các cơ sở đào tạo, dạy nghề tại Đà Nẵng (nhất là Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng) với các cơ sở đào tạo trong Vùng để đào tạo nghiệp vụ và chuyên môn về du lịch, các chương trình đào tạo tiên tiến nhằm khai thác nguồn lực giáo viên, giảng viên có trình độ, kinh nghiệm; tận dụng cơ sở vật chất hiện có; phương pháp giảng dạy khoa học…

3.4. Hợp tác giữa các hiệp hội ngành nghề du lịch của các địa phương

- Tạo điều kiện hỗ trợ, trao đổi học tập kinh nghiệm về hoạt động các ban chuyên môn của các hội ngành nghề du lịch như hiệp hội du lịch, hội khách sạn, hội lữ hành, hội đầu bếp...

- Tổ chức xúc tiến du lịch và phối hợp tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, các sự kiện và lễ hội...

- Tổ chức các đoàn famtrip để giới thiệu sản phẩm du lịch, quảng bá, tiếp thị du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng và quốc tế.

- Thường xuyên thông tin cho nhau về tình hình hoạt động hợp tác, đặc biệt là phối hợp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hợp tác.

Tóm lại, để đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung cần thực hiện tốt liên kết trong quy hoạch phát triển du lịch, liên kết trong khai thác các sản phẩm du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, liên kết tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 107)