Phú Yê n mảnh đất giàu tiềm năng du lịch

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 81)

- Điều kiện về môi trường điểm đến Đây cũng là một điểm mạnh nữa của khu vực duyên

1. Phú Yê n mảnh đất giàu tiềm năng du lịch

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về đường sắt, đường bộ; cách Hà Nội 1.200 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 550 km, được xem là cửa ngõ ra biển của toàn vùng Tây Nguyên với đường quốc lộ 25 nối với Gia Lai và quốc lộ 29 nối với Đắk Lắk.

Phú Yên có diện tích khoảng 5.060 km2; dân số trung bình năm 2010 là 868.514 người. Địa hình dốc từ tây sang đông với các dạng: miền núi, cao nguyên, đồng bằng và ven biển. Nằm giữa đèo Cù Mông ở phía bắc và đèo Cả ở phía nam, được các dãy núi cao của dãy Trường Sơn nối tiếp nhau bao bọc cả ba mặt: bắc - tây - nam và hướng ra biển Đông.

Hệ thống giao thông Phú Yên khá thuận lợi cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy. Quốc lộ 1D chạy dọc biển nối thị xã Sông Cầu với thành phố Quy Nhơn, quốc lộ 25 và quốc lộ 29 chạy theo trục Đông - Tây nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên, từ đó có thể nối với đường xuyên Á qua các nước trong bán đảo Đông Dương. Trong tương lai gần sẽ xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả dự kiến hoàn thành vào năm 2014 và tuyến đường sắt lên Tây Nguyên qua Campuchia - Lào - Thái Lan. Sân bay Tuy Hòa cách thành phố Tuy Hòa khoảng 7 km về phía nam, có khả năng tiếp nhận loại máy bay lớn như: A321, Boeing 747, hiện nay hàng ngày đều có tuyến bay Tuy Hòa – thành phố Hồ Chí Minh và Tuy Hòa - Hà Nội.

Phú Yên với bờ biển dài 189 km, nhiều nơi khúc khuỷu, quanh co, núi biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ kỳ thú như: đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, vịnh Vũng Rô, núi Đá Bia, bãi Môn - mũi Điện... và đặc biệt, vịnh Xuân Đài1 là một vịnh đẹp gắn liền nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến vùng đất Phú Yên cũng như của cả nước. Phú Yên có trên 20 bãi tắm là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động nghỉ dưỡng và thể thao trên biển, trên cát. Một số bãi tắm tiêu biểu từ phía bắc trở vào như: bãi Bàng, bãi Bàu, bãi Rạng, bãi Nồm, bãi Tràm, bãi Từ Nham, bãi Bình Sa, bãi Phú Thường, bãi Xép... và các bãi trong Vũng Rô.

Hội thảo Khoa học

hai ở Việt Nam, Phú Yên còn có gành đá Vũng Bầu, gành Dưa, gành Yến và nhiều đảo nhỏ ven bờ như: Nhất Tự Sơn, hòn Lao Mái Nhà, hòn Yến, hòn Chùa, hòn Dứa, hòn Nưa... Kết quả thăm dò, khảo sát cho thấy, Phú Yên có diện tích rạn san hô ngầm trên 400 ha, đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho loại hình du lịch sinh thái biển ở Phú Yên trong tương lai.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Yên các nguồn nước khoáng nóng: Phú Sen có nhiệt độ trên 700C, được khoan từ độ sâu 100 mét, có hàm lượng các loại khoáng chất rất tốt cho cơ thể, nguồn nước khoáng nóng Lạc Sanh, Trà Ô, Triêm Đức nhiệt độ từ 50 đến 70 độ. Đây là tài nguyên quý hiếm, vô giá mà con người không thể tạo ra được, rất thích hợp cho việc tắm chữa bệnh, phục hồi sức khỏe và nghỉ dưỡng.

Phú Yên còn là vùng đất có bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa, nét đặc sắc của văn hóa Phú Yên và duyên hải Nam Trung Bộ là sự đan xen, giao thoa hòa hợp của nền văn hóa Việt - Chăm. Một số địa danh đã gắn liền với tên tuổi của các danh nhân lịch sử: đá Bia gắn với truyền thuyết về hành trình Nam tiến của vua Lê Thánh Tông; mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, vị khai quốc công thần của Phú Yên; thành An Thổ - tỉnh lỵ Phú Yên xưa, đây cũng là nơi sinh đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú; núi Chóp Chài - mã Bà Du Ký, nơi quân và dân Phú Yên giải thoát Luật sư - Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ; tháp Nhạn - di tích kiến trúc nghệ thuật của người Chăm; vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông chứng kiến các cuộc giao tranh của quân Tây Sơn và nhà Nguyễn; vũng Lắm là thương cảng của Phú Yên trong quá khứ...

Đến với Phú Yên du khách còn được tham gia vào sinh hoạt văn hóa lễ hội truyền thống diễn ra trong âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ độc đáo như: đàn đá, kèn đá Phú Yên có niên đại khoảng 2.500 năm, cồng ba - chiêng năm - trống đôi, tù và, đàn, sáo..., các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ rất đặc sắc như hò bài chòi, hò khoan, hát ru...

Từ lâu ở Phú Yên đã có những làng nghề truyền thống, không ít những làng nghề nổi tiếng đã hình thành từ hàng trăm năm trước. Các làng nghề truyền thống ở Phú Yên đã góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống của người dân, chứa đựng nét văn hóa đặc trưng. Một số làng nghề truyền thống như: nghề chế biến nước mắm, bánh tráng, gốm sứ, đan lát, dệt thổ cẩm, chiếu dệt chiếu cói…, gần đây là sản phẩm mỹ nghệ ốc đá, vỏ gáo dừa, rễ cây, đá cảnh rất nổi tiếng.

Ẩm thực Phú Yên với những đặc sản nổi tiếng như: ốc nhảy sông Cầu, ghẹ đầm Cù Mông, sò huyết, hàu đầm Ô Loan, gỏi sứa, bánh hỏi bánh tráng cuốn với thịt heo luộc Hòa Đa, chả giông, gói cá ngừ đại dương, các loại nước mắm, các loại bánh làm từ gạo, nếp... sẵn sàng phục vụ nhu cầu du khách.

Trong những năm qua, tỉnh Phú Yên đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch như xây dựng tuyến đường động lực ven biển Tuy Hòa - gành Đá Đĩa; Quốc lộ 1A- gành Đá đĩa; Tuy Hòa đi bãi Môn - mũi Điện - vũng Rô; nâng cấp quốc lộ 25 và hình thành quốc lộ 29 nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên. Đã tôn tạo nhiều di tích lịch sử - văn hóa như di tích mộ và đền thờ Lương Văn chánh, Lê Thành Phương, thành An Thổ, di tích lịch sử tàu không số Vũng Rô... Tất cả những hoạt động trên đã tạo tiền đề quan trọng để thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh.

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 81)