Xuất định hướng tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 88)

- Điều kiện về môi trường điểm đến Đây cũng là một điểm mạnh nữa của khu vực duyên

3. Định hướng phát triển du lịch Phú Yên đến năm

3.3. xuất định hướng tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch

a. Về phát triển không gian du lịch, khu tuyến điểm du lịch:

- Ưu tiên phát triển du lịch theo trục dọc Bắc - Nam (hướng chủ đạo): nối Phú Yên với các tỉnh duyên hải miền Trung theo trục quốc lộ 1A; gắn với biển và vùng ven biển, khai thác các cảnh quan tự nhiên, các khu nghĩ dưỡng, tắm biển, vui chơi giải trí, thưởng thức phong cảnh đẹp của biển...

- Hình thành tuyến du lịch theo hướng Đông - Tây: nối miền biển, đảo Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên thông qua QL 25, QL 29, QL 24, 14, 19...; từng bước hình thành mạng lưới liên kết không gian du lịch duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên để liên kết phát triển lữ hành quốc tế, đa dạng các hình thức lữ hành nội địa.

Từng bước xây dựng cao nguyên Vân Hòa trở thành đô thị du lịch nghỉ mát của Phú Yên2; xây dựng một số buôn làng văn hóa du lịch của đồng bào các dân tộc thu hút khách du lịch (các buôn Hòa Ngãi, La Diêm, Xí Thoại...); xây dựng các khu du lịch sinh thái gắn với các hồ thủy điện sông Hinh, sông Ba Hạ, các suối nước khoáng nóng Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô...

Trên cơ sở các hướng phát triển không gian du lịch, định hướng phân vùng các không gian du lịch của tỉnh Phú Yên có thể được phân chia thành bốn không gian du lịch có các tính chất phát triển khác nhau bao gồm:

- Không gian du lịch trung tâm: bao gồm thành phố Tuy Hòa và một số vùng phụ cận thuộc huyện Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An;

- Không gian du lịch nghỉ dưỡng biển đảo Bắc Phú Yên: bao gồm thị xã Sông Cầu và một phần của huyện Tuy An (đây sẽ là không gian ưu tiên phát triển của du lịch Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015);

- Không gian du lịch miền núi phía tây bắc: bao gồm cao nguyên Vân Hòa và vùng phụ cận thuộc các huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An;

- Không gian du lịch miền núi phía tây nam: bao gồm huyện Sông Hinh và vùng phụ cận thuộc các huyện Sơn Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa;

b. Đề xuất các tuyến du lịch chính cần ưu tiên đầu tư phát triển + Các tuyến du lịch nội tỉnh

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

• Tuyến du lịch tham quan thành phố Tuy Hòa.

• Tuyến du lịch Tuy Hòa - Tuy An - thị xã Sông Cầu.

• Tuyến du lịch Tuy Hòa - Tuy An - Đồng Xuân.

• Tuyến Tuy Hòa - Vũng Rô - Đèo Cả - Núi Đá Bia.

• Tuyến Tuy Hòa - Tuy An - Sơn Hòa - Phú Hòa.

• Tuyến Tuy Hòa - sông Hinh - Sơn Hòa.

Tuyến đường thủy:

• Tuyến du lịch trên vịnh Xuân Đài - đầm Cù Mông.

• Tuyến du lịch trên đầm Ô Loan - Hòn Lao Mái Nhà.

• Tuyến du lịch trên vịnh Vũng Rô - Hòn Nưa.

• Tuyến du lịch trên sông Chùa: tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian của cư dân Phú Yên.

• Sông Ngân Sơn - sông Cái - sông Kỳ Lộ.

• Tuyến Tuy Hòa - sông Đà Rằng - sông Ba: Cần khảo sát kỹ để xây dựng tuyến du lịch dọc Sông Ba từ Tuy Hòa với nhiều đối tượng tham quan phong phú dọc 2 bên bờ sông ở thành phố Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây sẽ là tuyến du lịch đường thủy đặc biệt hấp dẫn trong tương lai.

+ Tuyến du lịch theo chuyên đề:

• Tuyến du lịch chuyên đề biển Phú Yên: nối với các xã, thôn, các làng chài ven biển Phú Yên với các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, sinh thái nông thôn... Sự phát triển của tuyến du lịch này, các tuyến du lịch theo trục Bắc Nam sẽ được hoàn thiện hơn, tạo điều kiện tổ chức các tour du lịch khép kín đa dạng phương tiện chuyên chở và hấp dẫn.

• Tuyến du lịch tham quan các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể về đá.

• Tuyến du lịch thể thao tổng hợp: leo núi, lặn biển, đua thuyền…

• Tuyến du lịch đi xe đạp, xe ngựa tham quan, khám phá khung cảnh làng quê nông thôn Phú Yên. Đây là tuyến du lịch quan trọng và khai thác theo nhiều hình thức khác nhau.

• Tuyến du lịch thể thao mạo hiểm, đi bộ dã ngoại, đi xe máy mạo hiểm.

Các tuyến này có độ dài, cung đường, mức độ mạo hiểm và thể lực khác nhau phụ thuộc vào các thị trường khách cụ thể.

c. Phát triển thị trường khách du lịch:

+ Thị trường khách quốc tế: ưu tiên các thị trường khách du lịch cao cấp có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày gồm: Mỹ, Canada, thị trường Tây Âu (Đức, Anh, Pháp), các nước Đông Âu (Nga, Ukraina), Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan) và thị trường Đông Bắc Á (Đài Loan - Trung Quốc,

Hội thảo Khoa học

Nhật Bản, Hàn Quốc)...

+ Thị trường khách nội địa: khách du lịch từ các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh bằng đường không, từ Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa bằng đường bộ; hướng tới thị trường khách du lịch đi bằng đường sắt và khách du lịch Caravan từ Lào, Campuchia, Thái Lan qua các tỉnh Tây Nguyên đến Phú Yên và đặc biệt hướng trọng tâm vào thị trường khách nội tỉnh.

d. Phát triển các sản phẩm du lịch chính: các hoạt động du lịch gắn với biển như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan khám phá đáy đại dương; du lịch tham quan khám phá các vùng cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh độc đáo; du lịch sinh thái gắn với các vùng dân tộc thiểu số miền núi, các hệ sinh thái đầm, vịnh hồ, các khu bảo tồn tự nhiên và du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng...

Du lịch biển đảo là thế mạnh của Phú Yên. Đối với du lịch Phú Yên, để phát huy hết thế

mạnh của tỉnh nói riêng và gắn kết với bối cảnh của tiểu vùng du lịch Nam Trung Bộ, cần tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch dựa trên việc phát huy tiềm năng và lợi thế về du lịch biển đảo như:

- Tập trung chú trọng đến các dịch vụ, chương trình du lịch gắn với biển đảo như tắm biển, nghỉ dưỡng biển, các trò chơi biển như lặn biển, lướt sóng, dù bay, kayak... tại các khu vực như vịnh Xuân Đài, vũng Lắm, vũng Rô và nhiều đảo nhỏ gần bờ như hòn Chùa, hòn Lao Mái Nhà, hòn Dứa, hòn Nưa..., các bãi tắm đẹp như bãi Tiên, bãi Môn, bãi Xép, bãi Nồm, bãi Bàng, bãi Từ Nham..., và tại các gành đá nổi tiếng như gành Đá Đĩa, gành Đỏ, gành Dưa, gành Yến..., đặc biệt là tại Mũi Điện (Mũi Kê Gà) với ngọn hải đăng cổ là điểm cực Đông của dải đất liền Việt Nam. Cần quy hoạch chi tiết và lựa chọn dự án đầu tư thích hợp cho từng khu vực như khu nghỉ dưỡng phục vụ khách cao cấp, các bãi biển và khu nghỉ phục vụ đại chúng nhân dân...

- Bên cạnh đó cần xây dựng nhiều hơn những sản phẩm du lịch văn hóa dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần bảo lưu, giữ gìn được truyền thống, phong tục tập quán riêng của mỗi dân tộc như:

Du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, danh lam thắng cảnh: Núi Nhạn - Sông Đà, chùa Đá Trắng, gành Đá Đĩa…

Du lịch tham quan chiến trường xưa, những địa danh gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân Phú Yên: Vũng Rô - bến tàu không số gắn với đường mòn Hồ Chí Minh trên biển huyền thoại, đường số 7 (nay là Quốc lộ 25) và đoạn cuối đường số 5 (nay là quốc lộ 25).

Du lịch lễ hội: để du khách có cơ hội được trải nghiệm và khám phá những nét văn hóa cộng đồng, những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của cộng đồng các dân tộc: Kinh, Bana, Êđê, Chăm H’Roi,... được thể hiện sinh động qua các sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo như lễ hội cầu ngư (huyện Tuy An), lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Ê Đê, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả, lễ hội mừng sức khỏe của đồng bào dân tộc Chăm H’roi (huyện Đồng Xuân), đua thuyền đầm Ô Loan của cư dân vùng biển... và tìm hiểu nhiều loại nhạc cụ độc đáo đặc biệt là đàn đá và kèn đá Tuy An...

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

Du lịch ẩm thực thưởng thức các đặc sản của địa phương với các món đặc sản như cá ngừ đại dương, tôm hấp nước dừa, sò huyết Ô Loan, ốc nhảy Sông Cầu, cua huỳnh đế, ghẹ đầm Cù Mông, gà nướng Sông Cầu, khô bò Sơn Hòa, gỏi cá mương Tuy An...

Du lịch cộng đồng: phát triển loại hình du lịch cộng đồng, homestay, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, các bản làng dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo.

- Du lịch sinh thái: tại các khu du lịch sinh thái, các khu vực thiên nhiên môi trường còn được bảo vệ tốt, các vùng sinh cảnh làng quên và đặc biệt là tại các khu bảo tồn thiên nhiên như Krông Trai...

- Du lịch thể thao mạo hiểm: lặn biển, dù bay, băng rừng, lội suối…

- Du lịch mua sắm: là một trong những của ngõ của Tây Nguyên ra biển, nếu được quan tâm và đầu tư cũng như kết hợp tốt với những loại hình du lịch khác thì du lịch mua sắm hoàn toàn có cơ sở để phát triển tốt.

- Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: bên cạnh các khu nghỉ dưỡng biển là các khu suối khoáng nóng chắc chắn sẽ thu hút một lượng khách không nhỏ đến nghỉ dưỡng chữa bệnh trong thời gian không xa nếu được đầu tư tốt và đúng cách.

- MICE: là loại hình du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo có rất nhiều cơ hội phát triển nếu cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch của Phú Yên đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 88)