Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 105)

- Điều kiện về môi trường điểm đến Đây cũng là một điểm mạnh nữa của khu vực duyên

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng

Hội thảo Khoa học

tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

Bên cạnh các tiềm năng về biển, rừng, Đà Nẵng còn có nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, Suối Lương, Suối Hoa… có giá trị lớn để khai thác, phát triển các loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phục vụ du khách.

Một lợi thế đặc biệt nữa mà thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng, đó là Đà Nẵng nằm kế cận ba di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Điều này đã làm nổi bật vai trò của thành phố Đà Nẵng trong việc trở thành trung tâm trung chuyển khách du lịch cho vùng duyên hải miền Trung.

2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Đà Nẵng nằm trong vùng đất được tôn vinh là “Ngũ phụng tề phi” gắn liền với truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo. Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành Điện Hải, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh… rất thuận tiện cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch như tham quan, nghiên cứu, văn hóa. Bên cạnh đó, các di tích Mộ Ông Ích Khiêm, Bia chùa Long Thủ, Đình Quá Giáng, Đình làng Hải Châu, Nghĩa trũng Khuê Trung, Nghĩa địa Iphanho, khu di tích K20… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa của thành phố cũng như của vùng duyên hải miền Trung.

Các lễ hội truyền thống, lễ hội tôn giáo… là một bộ phận cấu thành nên nền văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt nói chung và những nét độc đáo trong văn hóa của từng vùng miền và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Các lễ hội lớn được tổ chức hàng năm tại Đà Nẵng như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình làng Túy Loan, lễ hội pháo hoa quốc tế… thu hút rất nhiều người đến tham quan, thưởng ngoạn.

Đến nay, Đà Nẵng còn giữ lại cho mình những làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê… Các làng nghề hiện tại không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà nó còn được đưa vào hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của các làng nghề.

Hệ thống các thiết chế văn hóa - thể thao như nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, nhà hát Trưng Vương, nhà biểu diễn đa năng, cung thể thao Tuyên Sơn là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động ca múa nhạc, xiếc tạp kỹ và các môn thi đấu thể thao trong nhà như cầu lông, bóng đá mini… phục vụ một phần nhu cầu vui chơi giải trí của người dân thành phố. Đặc biệt việc đưa vào các khu vui chơi giải trí cao cấp như sân golf The Dunes, Silver Shores Hoàng Đạt, Banahills Fantasy Park tại Bà Nà Hills đáp ứng cao nhu cầu giải trí của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở đào tạo du lịch của thành phố có bước phát triển tích cực. Thành phố có 3 trường đại học đào tạo hệ đại học ngành quản trị kinh doanh du lịch; 3 trường cao đẳng đào tạo ngành quản trị kinh doanh khách sạn, lữ hành, nhà hàng; ngoài ra, còn có hệ thống các trường trung cấp và cơ sở dạy nghề, đặc biệt là trường dạy nghề Việt - Úc chuyên đào

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

tạo lao động ngành du lịch được đánh giá khá cao. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung xây dựng trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng.

Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển và sân bay quốc tế, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bờ biển đẹp, nằm gần các di sản thế giới của miền Trung và độ dày lịch sử, văn hóa, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch, đồng thời trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 105)