Tình hình chung

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 109)

Vùng duyên hải miền Trung có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như chiến lược phát triển du lịch Việt Nam nói riêng.

Do có tính nổi trội về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn cùng nhiều điều kiện khác để phát triển du lịch, nên đã được Chính phủ xác định là một trong những vùng trọng điểm phát triển du lịch trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cần được tăng tốc. Theo đó, mục tiêu lâu dài của ngành du lịch là phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên, trong đó có du lịch vùng Nam Trung Bộ trở thành địa bàn động lực phát triển du lịch của Vùng và của cả nước, là hạt nhân của Á vùng du lịch Nam Trung Bộ với đặc trưng chủ đạo là loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo.

Đối với Nha Trang Khánh Hòa, với thế mạnh về du lịch biển đảo, những năm qua, kinh tế du lịch đã có bước phát triển khá toàn diện và vững chắc, có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, chương trình hành động quốc gia về du lịch, dẫn đầu khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, theo đánh giá tổng thể, đến nay hoạt động phát triển du lịch địa phương cũng như khu vực Nam Trung Bộ vẫn chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng vốn có.

Những năm qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo các tỉnh, nhằm phát huy lợi thế của các địa phương trong khu vực, từ năm 2005, Sở Du lịch - Thương mại (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận đã thực hiện ký kết và triển khai chương trình hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh với nhau. Trong chương trình hợp tác này, có 4 nội dung trọng tâm được ngành du lịch các tỉnh quan tâm hợp tác đó là:

1. Phát triển cơ sở hạ tầng để mở rộng khai thác các khu du lịch tiềm năng. 2. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.

DU LỊCH KHÁNH HÒA

TRONG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN DU LỊCH MIỀN TRUNG

Hội thảo Khoa học

3. Phát triển kết nối các tour, tuyến du lịch và phát triển sản phẩm du lịch. 4. Phối hợp trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

* Những mặt làm được:

+ Bước đầu thu hút được sự quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt của chính quyền địa phương các tỉnh, cũng như ở Trung ương.

+ Đã có sự giao lưu văn hóa, thể thao, du lịch giữa các tỉnh, phục vụ các lễ hội truyền thống, các kỳ Festival…

+ Nội dung chương trình hợp tác giữa các tỉnh đã xác định được những vấn đề trọng tâm, trọng điểm cần triển khai để thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển nhanh và bền vững.

+ Một số doanh nghiệp du lịch của các tỉnh đã có mối quan hệ, giao lưu liên kết trong hoạt động kinh doanh, trao đổi khách và giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển một số dịch vụ du lịch.

+ Lãnh đạo các sở chuyên ngành luôn quan tâm, giúp đỡ, theo sát các hoạt động lẫn nhau và thường trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức các sự kiện du lịch của mỗi địa phương.

* Những mặt hạn chế:

+ Ngành du lịch là ngành hưởng lợi từ kết quả hoạt động của nhiều ngành khác. Nhưng đến nay, các nội dung chương trình hợp tác vẫn chưa thu hút được sự quan tâm sâu rộng của các cấp, các ngành quản lý của các tỉnh. Vì vậy, kết quả hợp tác trong thời gian qua chưa cao như mong đợi.

+ Chương trình hợp tác chưa thu hút được sự hưởng ứng tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn các tỉnh. Doanh nghiệp chưa nhận thức được mục đích và sự cần thiết trong việc tăng cường hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong khu vực.

+ Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phát triển du lịch của Vùng và các địa phương chưa thật sự phát huy được tính đặc thù của từng địa phương, dẫn đến có sự trùng lắp về sản phẩm du lịch.

+ Công tác tổng kết đánh giá định kỳ về tình hình hợp tác giữa các tỉnh còn mang tính hình thức mà chưa đi sâu phân tích đánh giá về những mặt làm được và hạn chế. Việc tổng kết đánh giá mới thực hiện ở cấp quản lý ngành du lịch của các tỉnh mà chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp để trao đổi thông tin hai chiều về hoạt động du lịch và tình hình hợp tác phát triển giữa các địa phương.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 109)