Nhận diện thế mạnh và cái riêng có của tài nguyên du lịch của vùng duyên hải miền Trung

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 60)

- Điều kiện về môi trường điểm đến Đây cũng là một điểm mạnh nữa của khu vực duyên

2. Nhận diện thế mạnh và cái riêng có của tài nguyên du lịch của vùng duyên hải miền Trung

bóng của bất kỳ sợi dây nối kết trực tiếp bằng đường thủy đã ngăn trở các khuynh hướng thuần nhất hóa, mà lại còn tăng cường cho sự xa cách về địa lý, chính trị và văn hóa, duy trì sự biểu lộ cấp miền một cách riêng biệt”.2

- Sự phân lập thành những tiểu vùng do mật độ xuất hiện khá lớn của những con sông và các dòng chảy nhỏ hơn trên địa hình hẹp và dốc, thường bị cắt ngang đột ngột bởi những kiến tạo núi theo dạng hoành sơn, tạo nên thế “một đèo, một đèo, lại một đèo” trên suốt dải đất miền Trung. Tất cả điều này đã tạo cho miền Trung nói chung, vùng duyên hải miền Trung nói riêng sự phân lập về mặt địa lý, cảnh quan, khí hậu, với những đặc trưng riêng mang đậm dấu ấn vùng miền. Đồng thời, cũng khiến cho quá trình lịch sử và những thành tựu văn hóa của những lớp người bản địa hay những thế hệ di dân từ nơi khác đến sinh tụ nơi đây đều chịu sự tác động không nhỏ, hay nói đúng hơn là buộc phải có những sự ứng xử phù hợp để tồn tại và phát triển.

1.3. Bàn về sự phát triển du lịch văn hóa trong tổng thể phát triển du lịch của vùng duyên hải miền Trung không thể không xem xét các tính chất đặc thù của địa lý và cảnh quan, cũng như không thể bỏ qua yếu tố vùng miền trong diễn trình lịch sử và quá trình hình thành những đặc trưng văn hóa riêng biệt của từng địa phương trong vùng. Bởi lẽ, đó vừa là lợi thế của từng địa phương, nhưng cũng vừa là rào cản cho sự liên kết toàn vùng trong phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội của vùng duyên hải miền Trung nói chung.

2. Nhận diện thế mạnh và cái riêng có của tài nguyên du lịch của vùng duyên hải miền Trung Trung

Từ những gì vừa nêu, chúng ta thấy duyên hải miền Trung đã thủ đắc những thế mạnh riêng. Việc nhận diện và xác định những yếu tố hấp dẫn và phù hợp trong quá trình biến chúng thành những điểm đến hiệu quả trong du lịch là điều cần nhiều ý kiến, ý tưởng, phân tích, thảo luận, thẩm định, so sánh, trải nghiệm; cũng như tìm được tiếng nói chung giữa bảo tồn và khai thác; xác định được đối tượng du khách chủ yếu, quy mô và cách thức tổ chức từ nhiều ngành, nhiều giới.

2.1. Những nét đặc hữu về tự nhiên

- Chính cái hẹp của các tỉnh duyên hải miền Trung đã đem sơn và thủy gần lại với nhau. Cho nên, hơn 1.000 km bờ biển trải dọc vùng duyên hải miền Trung với nhiều đảo và những vỉa đá núi vươn ra tận biển, những vịnh nước sâu, vũng, đầm phá… (Tam Giang, Cầu Hai, Lập An, Thị Nại, Cù Mông, Ô Loan, Vũng Rô, Đại Lãnh, Vân Phong…), luôn là những cảnh sắc hấp dẫn du khách.

- Duyên hải miền Trung cũng là nơi có những bãi biển và vịnh biển đẹp ngang với những nơi nổi tiếng của thế giới (Lăng Cô, Non Nước, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Phú Yên, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né…) với vẻ đẹp tự nhiên, thậm chí còn hoang sơ, và hoàn toàn không giống với hai

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

đầu đất nước, chính là những yếu tố đặc hữu thu hút du khách.

- Song song với đường bờ biển dài hơn 1.000 km là một chuỗi đảo và quần đảo nằm sát đất liền, trải dọc từ bắc xuống nam, trong đó có nhiều đảo và quần đảo có giá trị du lịch cao (Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn, đảo Phương Mai, Cù Lao Câu, Hòn Tre, đảo Phú Quý…).

- Cái hẹp của miền Trung cũng tạo cho những dòng chảy từ Trường Sơn đổ ra biển có độ dốc lớn và từ đấy đã hình thành nhiều thác ghềnh. Cùng với cảnh quan ấy là những khu rừng nguyên sinh với thảm thực vật và hệ động vật phong phú. Đây cũng chính là những nét nhấn nhiều ưu thế trong khai thác du lịch khám phá, mạo hiểm…

2.2. Những nét đặc hữu về văn hóa

- Duyên hải miền Trung đứng trên góc độ nhân học văn hóa và lịch sử tộc người là một địa bàn nhiều ưu thế vào hàng bậc nhất ở Việt Nam. Đây là điểm cư trú mật tập và gần như duy nhất của những tộc người nói ngôn ngữ Malayo-Polynesia. Cho nên, việc tập trung giới thiệu di sản của những tộc người này là điều cần phải ưu tiên trong việc khai thác du lịch văn hóa. Sự đa dạng của các thành phần dân cư thuộc ngữ hệ này trên mảnh đất duyên hải miền Trung với các tộc người đại diện như Chăm, H’roi… và các cư dân cận cư ở phía tây của Vùng, với các tộc người Êđê, Jarai, Raglai, Churu…, đã để lại những di sản văn hóa phong phú, giàu bản sắc. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá và không đâu có để phát triển du lịch văn hóa trong Vùng.

- Thượng nguồn sông Ba nối Tây Nguyên và Tuy Hòa là địa bàn cư trú cổ nhất của nhóm người Nam đảo (Malayo-Polynesia). Nơi ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc: quê hương của sử thi (H’mon) trường ca, anh hùng ca. Nơi có dàn cồng chiêng Arap phong phú độc đáo và có giá trị cao vào hàng bậc nhất về giai điệu, nhịp điệu, âm sắc và phối âm. Đây cũng là nơi lưu giữ khá điển hình chế độ đại gia đình mẫu hệ với những ngôi nhà dài không còn nhiều trên thế giới…

- Hệ thống di tích đền tháp Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Bà Ni giáo…, vẫn được biết đến với danh xưng “đền tháp Champa”, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc gạch nung nổi tiếng của các đền tháp này, tuy ở quy mô nhỏ, khiêm tốn, nhưng duyên dáng tinh tế và nhất là kỹ thuật mạch vữa kết dính kín đáo và huyền bí không phải dễ tìm đâu trong kiến trúc nhân loại. Những lễ hội, tập tục, sắc phục, ẩm thực, đồ thủ công, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật diễn xướng của người Chăm là dạng tài sản văn hóa đặc biệt quý và có giá trị cao trong phát triển du lịch văn hóa bởi tính hấp dẫn và nét đặc hữu của nó. Đặc biệt, nơi đây còn có một dạng tôn giáo tín ngưỡng duy nhất có ở thế giới, đó là đạo Bà Ni. Đây là một dạng Hồi giáo (Islam) đã được địa phương hóa sâu sắc và không còn được công nhận trong cộng đồng Hồi giáo của thế giới.

- Vùng đất phía tây các tỉnh duyên hải miền Trung là dải Trường Sơn hùng vĩ, liền mạch với vùng đất Tây Nguyên giàu có tài nguyên tự nhiên lẫn tài nguyên nhân văn. Ngoài những tộc người nói ngôn ngữ Malayo-Polynesia, còn có các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer như Katu, Bahnar, H’re, Cor, Sedang… sinh tụ nơi đây. Họ đều là những tộc người còn lưu giữ nhiều phong tục mang đậm dấu ấn văn hóa nguyên thủy, với những lễ hội cầu mùa, cầu an, như: lễ đâm trâu, lễ bỏ mã, ăn cơm mới, tục săn máu… đều là của hiếm, khó tìm thấy ở nơi khác.

Hội thảo Khoa học

- Duyên hải miền Trung cũng là vùng đất còn lưu giữ những chứng tích hòa hợp và giao lưu văn hóa trên phạm vi cộng cư của 2 dân tộc hay 2 đại tộc người Chăm - Việt.

Lễ hội thờ Mẫu Thiên Y Ana của người Việt từ gốc bà mẹ xứ sở Poh Nagar của người Chăm là một dạng lễ hội đặc trưng, phổ biến và có quy mô lớn; nơi trình diễn nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong bối cảnh giao lưu và tiếp biến văn hóa độc đáo.

Lễ hội Cầu ngư, tục thờ cá Ông, lễ Tá thổ… đều là những minh chứng sống động hiện tượng này, và hoàn toàn có khả năng biến chúng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

- Trong lĩnh vực diễn xướng thì nghệ thuật tuồng, hát bài chòi, hò bả trạo (chèo cạn) ở khu vực Nam Trung Bộ là nơi đủ tính chính danh để giới thiệu về một loại hình diễn xướng độc đáo của văn hóa Việt Nam.

- Vùng duyên hải miền Trung cũng là trung tâm của nhiều hoạt động du lịch tâm linh có phạm vi quốc gia, bởi đây là quê hương của ngài Liễu Quán - một danh tăng nổi tiếng của Phật giáo xứ Đàng Trong, quê hương của Mẫu Thiên Y Ana được ngưỡng mộ trên phạm vi vượt khỏi vùng miền…

- Duyên hải miền Trung cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật, nhiều danh lam cổ tự bậc nhất Việt Nam, trong đó có hơn 3 quần thể di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới, đồng thời cũng là di tích lịch sử văn hóa (LSVH) cấp quốc gia đặc biệt (Quần thể di tích cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn), hơn 500 di tích đã được xếp hạng là di tích LSVH cấp quốc gia và hơn 1.000 di tích là di tích LSVH cấp tỉnh. Đó là những tài nguyên nhân văn quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch văn hóa toàn Vùng.

- Duyên hải miền Trung cũng là quê hương của các làng nghề, với các nghề truyền thống nổi tiếng, từng có những đóng góp quan trọng cho bức tranh kinh tế xã hội của Vùng trong những thời kỳ lịch sử trước đây như nghề gốm, nghề mộc, nghề mía đường, nghề dệt chiếu, nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề đóng ghe thuyền, nghề làm bánh tráng… Phần lớn những ngành nghề này vẫn còn tồn tại và góp phần giải quyết bài toán sinh kế cho cộng đồng, đồng thời cũng là tiềm năng có thể khai thác để phục vụ phát triển du lịch văn hóa.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 60)