Một số tồn tại, bất cập trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch các tỉnh vùng duyên hải miền Trung thời gian qua

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 74)

- Điều kiện về môi trường điểm đến Đây cũng là một điểm mạnh nữa của khu vực duyên

3. Một số tồn tại, bất cập trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch các tỉnh vùng duyên hải miền Trung thời gian qua

hải miền Trung thời gian qua

Thời gian qua, du lịch vùng duyên hải miền Trung có sự phát triển đáng ghi nhận, các tỉnh vùng duyên hải miền Trung đã thực hiện nhiều chương trình quảng bá, xúc tiến nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Tuy vậy, những hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch của các tỉnh ven biển miền Trung còn nhiều bất cập kể cả hiệu quả tài chính và hiệu quả truyền thông.

Xét ở từng địa phương, hạn chế lớn nhất và rõ nhất là hoạt động xúc tiến của các địa phương đều là những nỗ lực phục vụ cho một sự kiện, một mục tiêu nhất thời. Nỗ lực xúc tiến thường chỉ được triển khai khi tìm kiếm được một nguồn ngân sách ngắn hạn nhân phục vụ cho

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

một sự kiện được tổ chức tại địa phương hoặc khi có thông báo của Tổng cục Du lịch về thành lập đoàn tham gia hội chợ du lịch. Vì thiếu một chiến lược xúc tiến dài hạn nên các hoạt động quảng bá không làm rõ được các yêu cầu: đoạn thị trường nào cần ưu tiên quảng bá? Mục tiêu của đợt quảng bá này là gì: Đó là thị trường truyền thống cần quảng bá nhắc nhở hay thị trường mới cần quảng bá để khai phá. Trong đoạn thị trường đó, đợt quảng bá nhắm vào đối tượng nào? Mức độ nhận thức và tình cảm của họ đối với điểm đến của mình ở trạng thái nào, cần đưa họ đến trạng thái nào? Hình ảnh nào của điểm đến cần khắc họa một cách nhất quán và khác biệt với các điểm đến khác?

Từ đó dẫn đến hiện tượng các hoạt động quảng bá phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người quảng bá hơn là dựa vào đặc thù của người nhận tin, hình ảnh điểm đến du lịch của địa phương cần được xây dựng. Từ đó, hình ảnh du lịch của các địa phương thường mờ nhạt và không nhất quán giữa các đợt quảng bá.

Ngay hoạt động rầm rộ nhất là các festival, các lễ hội, ngân sách xúc tiến lớn, nhưng vẫn không có một kế hoạch đủ dài để mang lại hiệu quả. Trong khi đáng lẽ hoạt động quảng bá các sự kiện này phải được triển khai từ đầu năm trước để du khách lên kế hoạch du lịch cho năm đến nhưng những người chịu trách nhiệm quảng bá du lịch chỉ biết được nội dung chương trình cụ thể của các sự kiện rất chậm. Từ đó, các hoạt động quảng bá cho sự kiện thường cũng chỉ được triển khai vài tháng trước khi sự kiện diễn ra. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy các sự kiện định kỳ ít được đổi mới, dẫn đến tính hấp dẫn của nó cũng đang ngày càng giảm.

Việc tham gia các hội chợ du lịch trong nước và nhất là hội chợ du lịch quốc tế thường tốn kém nhưng cũng do thời gian gấp gáp, dữ liệu về đối tượng khách cần tác động không đầy đủ, dẫn đến thông tin trưng bày tại hội chợ thường không đủ sức thuyết phục, thậm chí dùng thông tin đã sử dụng cho Hội chợ du lịch ở thị trường khách này phục vụ tiếp tục cho các hội chợ du lịch ở các thị trường khác. Vì gấp gáp và không đủ kinh phí nên các hoạt động hỗ trợ quan trọng ở hội chợ như họp báo, tiếp tân, quảng bá trực quan hoặc không được triển khai hoặc triển khai không tốt.

Hoạt động quảng bá thường xuyên thông qua website, ấn phẩm, phim ảnh,… cũng do không có kế hoạch thống nhất nên các thông tin đưa ra bị dàn trải, không tạo được sự khác biệt cho điểm đến của địa phương phù hợp với nhu cầu, động cơ du lịch của từng đoạn thị trường. Đặc biệt là không nhất quán để có thể khắc họa được hình ảnh rõ ràng, đậm nét trong tâm trí của du khách trên các đoạn thị trường. Tính nhịp điệu của các hoạt động quảng bá không có. Thời điểm tăng cường độ quảng bá vào trước mùa, trong mùa và sau mùa du lịch hoặc vào mùa trái du lịch không được chú trọng để có kế hoạch thực hiện.

Xét về sự liên kết giữa các địa phương trong xúc tiến du lịch, tuy các địa phương đều có ý thức rất rõ về sự cần thiết của việc liên kết nhưng việc triển khai hoạt động này trong thực tế là khá mờ nhạt, các cam kết đã ký kết chưa được thực hiện tốt. Từ đó, các nội dung quảng bá của

Hội thảo Khoa học

các địa phương chồng chéo về nội dung, không phối hợp nhau về thời điểm.

Nguyên nhân của những bất cập trên thì có nhiều nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là ở chỗ các địa phương chưa có một đội ngũ cán bộ thực hiện hoạt động xúc tiến có năng lực, đồng thời từng địa phương riêng lẻ không thể có đủ ngân sách để triển khai việc nghiên cứu thị trường, phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu trên cơ sở đó xây dựng được một chiến lược xúc tiến dài hạn có cơ sở khoa học và thực tiễn để có thể triển khai mang lại hiệu quả; mặt khác, chúng ta vẫn chưa có một tổ chức, một thể chế có quyền lực và nguồn lực để triển khai và kiểm tra việc thực hiện các cam kết.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 74)