Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 101)

- Điều kiện về môi trường điểm đến Đây cũng là một điểm mạnh nữa của khu vực duyên

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Hội thảo Khoa học

Thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý!

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa rất cao. Việc liên kết phát triển các địa phương trong Vùng nhằm phát huy những thế mạnh riêng của từng địa phương để hình thành các sản phẩm du lịch “dùng chung”, nhất là trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay là vấn đề bức thiết được đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi xin được trao đổi như sau:

7 tỉnh duyên hải miền Trung chúng ta là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch. Tại đây có thể phát triển phong phú nhiều loại hình du lịch: văn hóa - lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng... Các tỉnh trong Vùng còn là nơi hội tụ 4 di sản thế giới (tháp cổ Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Quần thể Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế). Đây là một tiềm năng du lịch to lớn và quý giá để du lịch của Vùng phát triển mạnh mẽ.

Trong những năm qua, du lịch 7 tỉnh duyên hải miền Trung chúng ta đã có những bước phát triển khá tốt. Các địa phương trong Vùng đã có sự phối hợp liên kết chặt chẽ và đồng bộ để thu hút lượng khách đến, đồng thời tăng cường hệ thống cơ sở vật chất phục vụ... Ngành du lịch các tỉnh miền Trung đã hợp tác thành công để hình thành "Con đường Di sản miền Trung", một số sản phẩm có tính liên vùng cao như các Tour du lịch: "Hành trình1000 năm những Kinh đô của Việt Nam", "Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại", "Con đường Cao nguyên Xanh", "Tuyến hành lang Đông - Tây"... đã bắt đầu khởi động, tạo ra cơ sở ban đầu để đẩy nhanh tiến trình phát triển du lịch miền Trung, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện hơn bao giờ hết trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên so với những tiềm năng vốn có thì vẫn còn chưa tương xứng. Có thể nói, hoạt động kinh doanh du lịch trong Vùng còn ở dạng nhỏ lẻ, tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh vẫn còn xảy ra giữa các địa phương. Chính vì vậy, không ít người có băn khoăn suy nghĩ chung là tại sao tiềm năng chúng ta có, nhưng lại không phát huy lợi thế được?

Để có thể giải được bài toán hợp tác và liên kết phát triển du lịch Vùng, theo chúng tôi cần phải lý giải được ít nhất 2 vấn đề:

Cơ sở để hợp tác Vùng là gì?

Cơ chế nào đảm bảo sự phối hợp và liên kết Vùng bền vững?

Đối với vấn đề thứ nhất, cơ sở để các tỉnh hợp tác với nhau đầu tiên phải là hạn chế cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Điều này đòi hỏi các tỉnh phải xác định rõ được các tiềm năng, lợi thế về du lịch của từng địa phương trong chuỗi phát triển chung của Vùng; xác định rõ được cụ thể lợi ích có thể chia sẻ từ sự hợp tác (chẳng hạn như: cùng hợp tác để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông đối ngoại và du lịch với sự trợ giúp của Chính phủ; quy hoạch du lịch liên Vùng; cùng thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, và du lịch; cùng xây dựng thương hiệu chung về du lịch cho cả Vùng…).

Về vấn đề thứ hai, cơ chế nào đảm bảo cho sự phối hợp, chúng tôi nghĩ rằng nên cùng một lúc áp dụng nhiều cơ chế đa dạng để hợp tác. Cơ chế này có thể được xây dựng từ thiện chí và

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

mong muốn của chính quyền của 7 địa phương thành viên và được xuất phát từ những cơ chế hỗ trợ đặc thù từ phía Trung ương.

Các địa phương cần chủ động hơn nữa trong việc tạo ra các kênh đối thoại thông qua các diễn đàn phát triển kinh tế, các cuộc gặp định kỳ giữa những nhà lãnh đạo địa phương và các sở, ngành chức năng liên quan, hay các cuộc gặp gỡ, giao lưu hợp tác giữa các hiệp hội doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các hiệp hội có tổ chức tốt và đại diện được cho quyền lợi của các thành viên có thể sẽ là bước đột phá để các tỉnh tiến tới hợp tác toàn diện và sâu sắc hơn. Và cuối cùng, không thể quên được cơ chế điều phối của thị trường, và cơ chế đảm bảo lợi ích của cộng đồng dân cư.

Như chúng ta biết, trong phát triển du lịch tại các tỉnh vùng duyên hải miền Trung đang có những lợi thế sau:

Trước hết là, các địa phương trong Vùng được đánh giá là khu vực có nhiều tiềm năng về biển và ven biển, có nhiều vịnh, bãi biển đẹp với môi trường trong sạch, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn phong phú (với 4 Di sản văn hóa thế giới và nhiều di sản văn hóa quốc gia); được xem là có một vị trí du lịch thuận lợi và là chiếc cầu nối ra thế giới và khu vực.

Lợi thế về địa lý kinh tế này của các địa phương nếu được đầu tư và khai thác đúng sẽ tạo ra sự phát triển đột phá, không những tác động và khai thác tuyến điểm giữa các địa phương mà còn tác động tích cực đến các ngành kinh tế khác.

Tiếp theo đó, kết cấu hạ tầng và sự phong phú về tài nguyên du lịch còn có sự quan tâm của Chính phủ về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong Vùng đã thể hiện được quan điểm của Chính phủ về tầm quan trọng của Vùng kinh tế đầy tiềm năng này.

Chính vì vậy, có một số vấn đề mà theo chúng tôi nhận thấy cần được Hội thảo này quan tâm thảo luận là: (1) Tăng cường phối hợp liên tỉnh là nhu cầu bức thiết; (2) Xây dựng được một hình ảnh chung và rõ nét cho toàn Vùng; (3) Tăng cường công tác quản lý môi trường; (4) Tăng cường kết nối giao thông ở tất cả các cấp.

Liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên cho phát triển du lịch của Vùng, chúng tôi mạnh dạn được đề xuất 4 lĩnh vực sau:

+ Một là, tăng cường cải thiện điều kiện tiếp cận các khu/điểm du lịch; kết nối giữa các tỉnh với các khu/điểm du lịch;

+ Hai là, không ngừng nâng cao và hoàn thiện điều kiện đón tiếp khách và chất lượng dịch vụ (bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, chất lượng sản phẩm và chất lượng nguồn nhân lực);

+ Ba là, quan tâm công tác bảo vệ và cải thiện điều kiện môi trường.

+ Bốn là, một lĩnh vực khác cũng rất cần được đề cập, đó là việc xây dựng thể chế, hoàn chỉnh các môi trường pháp lý trong phát triển du lịch, tạo điều kiện để huy động được mọi nguồn lực, đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia, nhất là lợi ích của cộng đồng dân cư.

Hội thảo Khoa học

Đồng thời bên cạnh đó, nhằm tiếp tục phát huy thế mạnh của Vùng, các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình hợp tác liên kết trên các lĩnh vực sau:

1. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm QLNN về công tác phối hợp tuyên truyền quảng bá, công tác quản lý trong hoạt động du lịch; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, các sản phẩm du lịch dùng chung của Vùng.

2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong Vùng hợp tác chặt chẽ với nhau trên các lĩnh vực lữ hành, lưu trú, vận chuyển, liên doanh đầu tư các cơ sở vui chơi giải trí, các điểm dừng chân cho du khách...

3. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Liên kết giữa các địa phương, đơn vị để tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao có tầm quốc gia, quốc tế. Kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không.

Những hoạt động trên có thể thông qua tại các cuộc gặp ở cấp lãnh đạo của ngành được tổ chức luân phiên theo định kỳ sáu tháng một lần. Thực hiện được cam kết này, hy vọng rằng ngành du lịch của các tỉnh miền Trung sẽ có những bước phát triển mạnh và vững chắc trong thời gian tới.

Thưa toàn thể quý vị đại biểu và các vị khách quý !

Riêng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế về định hướng phát triển du lịch, Kết luận số 48 KL/ TW ngày 25.5.2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 đã khẳng định rõ: “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao”.

Trong thời gian tới, mục tiêu của tỉnh là phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc TW trước năm 2015; mang nét đặc trưng của Cố đô - thành phố di sản lịch sử, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố thiên nhiên, thành phố môi trường. Thành phố Thừa Thiên Huế trong tương lai sẽ là một thành phố phát triển bền vững, gắn giữa tăng trưởng kinh tế hợp lý với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển theo hướng thành phố xanh, thành phố công viên... Đến năm 2020, Thừa Thiên Huế phấn đấu trở thành một trong những địa phương trực thuộc TW phát triển trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực.

Một lần nữa, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi trân trọng cảm ơn đại diện lãnh đạo 7 tỉnh vùng duyên hải miền Trung; đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước Bộ, ngành trung ương, các cơ quan nghiên cứu trung ương, các chuyên gia - các nhà khoa học; cảm ơn toàn thể các quý vị khách quý, các đại biểu đã tham gia Hội thảo quan trọng này.

Mong rằng sự hợp tác giữa 7 tỉnh duyên hải miền Trung chúng ta ngày càng được củng cố và phát triển bền vững. Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 101)