Những cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 85)

- Điều kiện về môi trường điểm đến Đây cũng là một điểm mạnh nữa của khu vực duyên

3. Định hướng phát triển du lịch Phú Yên đến năm

3.1. Những cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch

a. Bối cảnh phát triển của du lịch Phú Yên + Bối cảnh quốc tế

- Thế kỷ 21, tình hình thế giới sẽ có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt về khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan... Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân tăng nhanh.

- Nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Xung đột vũ trang Chiến tranh đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới..., ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Trong bối cảnh đó, dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định (trong đó có Việt Nam).

+ Bối cảnh trong nước

- Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, và du lịch phát triển.

- Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn mới trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, con người Việt Nam luôn mến khách... là những điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch phát triển.

- Nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân đã trở thành nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của đất nước được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch.

+ Bối cảnh của du lịch Phú Yên trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ

- Nằm trong một khu giàu tiềm năng du lịch vào bậc nhất của đất nước, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư thích đáng cho phát triển du lịch.

- Kinh tế của các tỉnh ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ phát triển tương đối ổn định, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư nâng cấp... là những điều kiện thuận lợi để du lịch Phú Yên nói riêng và du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ phát triển. Một số dự án có quy mô lớn đang được triển khai như dự án hầm đường bộ đèo Cả, ga đầu mối đường sắt nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên, khu kinh tế Nam Phú Yên,

Hội thảo Khoa học

khu kinh tế Nhơn Hội, khu kinh tế Vân Phong... tạo điều kiện giữ vai trò động lực phát triển kinh tế xã hội và du lịch của toàn Vùng.

- Khu vực duyên hải Nam Trung Bộ rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế, thương mại và du lịch: ở vị trí trung chuyển giữa hai miền Nam - Bắc; là nơi giao nhau giữa hai hành lang phát triển kinh tế Đông - Tây và Bắc - Nam (theo quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh); mặt khác các tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ còn nằm trên hành trình du lịch Xuyên Việt và nối với tuyến du lịch chuyên đề “Con đường di sản miền Trung”...

- Là những yếu tố rất quan trọng để mở rộng giao lưu và phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh

tế dịch vụ du lịch.

- Tiềm năng du lịch của vùng duyên hải Nam Trung Bộ rất đa dạng và phong phú cả về tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Trong số những tài nguyên du lịch của Vùng có những điểm tài nguyên điển hình mang tầm cỡ quốc gia như các khu du lịch biển Quy Nhơn, Văn Phong - Đại Lãnh, Nha Trang, Mũi Né, vịnh Xuân Đài - gành Đá Đĩa, vịnh Vũng Rô...; hệ sinh thái các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên; các di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa Chăm..., cho phép phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

b. Những khó khăn và thách thức

- Nền kinh tế thế giới đang có chiều hướng phát triển trì trệ, tốc độ tăng trưởng thấp, không được thúc đẩy phát triển như ý muốn, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài đã ảnh hưởng tới du lịch trên toàn thế giới. Sự suy giảm của nền kinh tế ở một số nước đã dẫn đến những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng du lịch (đi đến những nơi gần hơn, ngắn ngày hơn, chi tiêu ít hơn...).

- Thiên tai (động đất, sóng thần, lũ lụt); dịch bệnh (đặc biệt là đại dịch cúm H1N1) cũng đã hạn chế và phong tỏa luồng khách đến một số quốc gia. Ngành du lịch thế giới đang phải đối mặt với những thử thách mới trong mối quan hệ cung cầu.

- Cạnh tranh trong du lịch ở khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng còn rất hạn chế do điểm xuất phát kinh tế thấp, tiềm lực và lợi thế cạnh tranh chưa cao, khả năng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài thấp.

- Du lịch Việt Nam (trong đó có du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ) đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chất lượng phát triển chưa cao, điểm xuất phát còn thấp so với du lịch nhiều nước trong khu vực. Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ.

- Tài nguyên và môi trường du lịch đang có nguy cơ suy giảm do khai thác, sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai ngày càng tăng.

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

tạo ra được những sản phẩm đặc trưng của du lịch Việt Nam cũng như của Vùng, dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả... đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển ngành du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, cũng như mức sống của người dân còn thấp, ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu đối với phát triển du lịch.

- Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch vẫn còn bất cập, thiếu thống nhất trong xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ.

- Hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)