Du lịch Phú Yên đã có những đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương và du lịch cả nước

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 83)

- Điều kiện về môi trường điểm đến Đây cũng là một điểm mạnh nữa của khu vực duyên

2.Du lịch Phú Yên đã có những đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương và du lịch cả nước

xã hội của địa phương và du lịch cả nước

Trên cơ sở những nguồn lực du lịch sẵn có, cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, thời gian qua, du lịch Phú Yên đã đạt được những kết quả khả quan. Lượng khách du lịch gồm cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa ngày một tăng. Thu nhập từ hoạt động du lịch cũng tăng một cách đáng kể.

2.1. Lượng khách du lịch đến với Phú Yên ngày một tăng và tăng khá nhanh so với mức

trung bình của cả nước. Năm 2000, toàn tỉnh mới đón được hơn 35.000 lượt khách thì đến năm 2011 đã đón được trên 500.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000 - 2010 đạt 26,28%/năm, giai đoạn 2005 - 2010 đạt 35%; đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với du lịch Phú Yên nói riêng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ nói chung.

Thị trường khách du lịch quốc tế tăng trung bình 34,3%/năm và khách du lịch nội địa tăng 26,0%/năm. (Biểu đồ 1 và 2). Khách du lịch nội địa chiếm tỷ trọng trung bình 96,5%, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Phú Yên vì khả năng chi tiêu của nhóm đối tượng khách du lịch này thường thấp chỉ từ 600 - 650 ngàn đồng/ngày (khoảng 28-33USD/ ngày). Lượng khách du lịch đến chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ (chiếm tỷ trọng trung bình 31%). Ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế 2,5 ngày và khách nội địa là 1,6 ngày.

2.2. Thu nhập từ hoạt động du lịch từng bước tăng trưởng cùng với sự gia tăng của dòng

khách đến tham quan nghỉ dưỡng ở Phú Yên (Biểu đồ 3). Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2000 - 2010 về thu nhập hoạt động du lịch của Phú Yên đạt 43,2%. Trong đó, riêng trong năm 2008, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thu từ hoạt động du lịch vẫn đạt 90,1 tỷ đồng tăng 90% so với năm 2007, đến năm 2009 cùng với sự gia tăng đột biến về dòng khách du lịch đến Phú Yên, thu nhập du lịch đạt 141 tỷ đồng, tăng 56,5% và tính sơ bộ thì năm 2010 du lịch Phú Yên thu được 250 tỷ đồng tăng 77,3% trong đó riêng nguồn thu từ dịch vụ lưu trú gần 90 tỷ đồng.

2.3. Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ du lịch

cũng từng bước được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng phục vụ ngày càng cao. Tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh đã có 100 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch với 2.138 buồng và 3.207 giường, trong đó trên 800 buồng đã được thẩm định xếp hạng sao đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Công suất sử dụng buồng trung bình đạt 55%. (Biểu đồ 4)

Một số dự án du lịch lớn đã đi vào hoạt động bước đầu đạt hiệu quả như: khách sạn Cendeluxe (5 sao), khách sạn KaYa và khách sạn Sài Gòn-Phú Yên (4 sao), khách sạn Hùng Vương (3 sao), khu du lịch Hòn Ngọc - Bãi Tràm, khu du lịch sinh thái Sao Việt, khu giải trí và sinh thái Resort Thuận Thảo; khách sạn Long Beach (tiêu chuẩn 3 - 5 sao). Một số dự án đã và đang tiếp tục đầu tư: khu du lịch Bãi Xép, làng du lịch quốc tế Bắc Âu. Tốc độ tăng trưởng bình quân về cơ sở lưu trú đạt 33%/năm, về số lượng buồng đạt 32%/năm.

Các điểm du lịch vui chơi giải trí trên địa bàn cũng được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện và đưa vào hoạt động như trung tâm giải trí và sinh thái Thuận Thảo, khu du lịch sinh thái Đá Bia, khu du

Hội thảo Khoa học

lịch sinh thái Sao Việt, khu du lịch Nhất Tự sơn... đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan vui chơi giải trí vào các ngày lễ, ngày nghỉ, bước đầu bổ sung các sản phẩm du lịch.

Hiện Phú Yên có khoảng 40 phòng ăn, nhà hàng năm trong các cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 16.000 chỗ ngồi. Các cơ sở bên ngoài khách sạn có 45 cơ sở đáp ứng khoảng 6.000 chỗ ngồi, chủ yếu tại thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch đã từng bước được quan tâm như: đầu tư nâng cấp hệ thống điện, cấp thoát nước, dịch vụ bưu chính, viễn thông; nâng cấp, hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường Quốc lộ 1A đến gành Đá đĩa, Bắc cầu An Hải - gành Đá đĩa, mở rộng Quốc lộ 1A qua Phú Yên, xây dựng đường tránh qua thành phố Tuy Hòa và thị xã Sông Cầu, nâng cấp Quốc lộ 25, tỉnh lộ 641, 642, 643...

Du lịch Phú Yên cũng đã kêu gọi được các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đăng ký lập dự án đầu tư du lịch trên địa bàn. Đến nay đã có 47 dự án, tổng diện tích trên 1.726 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư: 9.284,4 tỷ đồng và 4.964,9 triệu USD, trong đó: Nhà đầu tư trong tỉnh: 15 dự án; trong nước (ngoài tỉnh): 22 dự án; Nhà đầu tư nước ngoài 10 dự án; một số dự án đã đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân địa phương và du khách, một số dự án còn lại đang triển khai đầu tư.

Sản phẩm du lịch của Phú Yên cũng từng ngày được đa dạng thông qua việc khai thác các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội. Một số lễ hội văn hóa đã được khôi phục, duy trì và tổ chức với quy mô, chất ượng ngày càng cáo như lễ hội sông nước Tam Giang, lễ hội đua thuyền đầm Ô Loan, sông Đà Rằng, lễ hội đập Đồng Cam, hội đua ngựa gò Thì Thùng...

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, sự phát triển của du lịch Phú Yên trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng: sự phát triển của du lịch còn manh mún trên cơ sở khai thác những tiềm năng sẵn có, thiếu sự phối hết hợp giữa các ban ngành trong tỉnh cũng như sự liên kết, hợp tác với các địa phương trong Vùng và với quốc tế, chưa xem du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Bên cạnh đó, công tác quảng bá và xúc tiến du lịch tuy đã được quan tâm nhưng hiệu quả từ hoạt động xúc tiến còn thấp do quy mô xúc tiến còn nhỏ, phạm vi còn hẹp (mới chủ yếu quảng bá ở trong nước), chưa vươn ra thị trường thế giới, kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá còn thấp; kinh nghiệm trong đầu tư, huy động nguồn vốn, khai thác và quản lý các hoạt động du lịch còn yếu; chưa thực sự tạo được những sản phẩm du lịch hấp dẫn mang tính đặc thù so với các tỉnh khác trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ; hoạt động lữ hành yếu, du lịch cộng đồng dân cư chưa có nhu cầu, đến tham quan, vui chơi giải trí còn ít, nguồn nhân lực chưa có tính chuyên nghiệp. Một số dự án có quy mô lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch triển khai còn chậm hoặc không triển khai, là nguyên nhân gây lãng phí quỹ đất hạ tầng du lịch và phần nào kìm hãm sự phát triển du lịch Phú Yên.

Để phát triển du lịch Phú Yên xứng đáng với vị trí và vai trò trong mối liên hệ Vùng, cần xác định hướng phát triển của du lịch Phú Yên là mắt xích quan trọng trong tuyến du lịch biển và hải đảo Việt Nam; có thể phát triển thành một “cửa ngõ” mới thông ra biển Đông cho toàn bộ vùng Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan; là trọng điểm phát triển của tam giác kinh tế Việt

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

Nam - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia theo hành lang kinh tế quốc lộ 25 và quốc lộ 29.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 83)