Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty Liên doanh OSC SM

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 53)

III. ĐỊNH HƯỚNG HỖ TRỢ TÀI TRỢ VỐN, CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÁC TỈNH CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN TỚ

Giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty Liên doanh OSC SM

Hội thảo Khoa học

2 - 3 cảng ở Việt Nam, số lượng tàu ghé từ 4 cảng trở lên không nhiều và thường chỉ là những tàu nhỏ. Thời gian lưu lại tại mỗi cảng bình quân 24 - 48 tiếng. Thời gian trung bình của các chuyến tàu biển du lịch đến Việt Nam thường không quá 6 ngày. Các cảng đón khách tàu biển chủ yếu ở Việt Nam là Hòn Gai, Hải Phòng, Chân Mây, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Sài Gòn, Phú Quốc. Ở khu vực duyên hải miền Trung, có 4 cảng nằm trong số này. Tuy nhiên, cảng Quy Nhơn đón rất ít tàu. Cảng Đà Nẵng là một trong 3 cảng (cùng với thành phố Hồ Chí Minh và Hạ Long) đón nhiều tàu biển du lịch nhất Việt Nam. Qua kết quả điều tra, đánh giá của 83 hãng lữ hành quốc tế ở Việt Nam đã từng tham gia đón khách tàu biển về các cảng biển như sau:

+ 78% số hãng đánh giá kết cấu hạ tầng cầu cảng ở mức độ trung bình và kém; + 83% số hãng đánh giá nhà ga hành khách tại các cảng ở mức độ trung bình và kém; + 60% số hãng đánh giá đường giao thông từ cảng tới các điểm du lịch chính ở mức độ trung bình và kém.

+ 83% số hãng đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi tại cảng biển ở mức độ trung bình và kém;

+ 70% số hãng đánh giá các phương tiện vận chuyển hành khách tại cảng biển ở mức độ trung bình và kém;

+ 76% số hãng đánh giá các phương tiện vận chuyển hành lý tại cảng biển ở mức độ trung bình và kém;

+ 75% số hãng đánh giá địa điểm làm thủ tục nhập, xuất cảnh và hải quan ở mức độ trung bình và kém;

Những con số trên cho chúng ta thấy rõ thực trạng và điều kiện chung ở các cảng biển có đón tàu du lịch quốc tế ở Việt Nam. Những điểm đón nhiều khách du lịch tàu biển đến thăm nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế và Hạ Long. Có một điểm đặc biệt ở đây là cố đô Huế, dù không có cảng biển liền kề vẫn đón rất nhiều khách tàu biển, đến từ 2 cảng Chân Mây và Đà Nẵng. Điều đó cho thấy tính hấp dẫn của di sản văn hóa thế giới này. Các sản phẩm chính được các hãng tàu biển quốc tế kết hợp với các hãng lữ hành ở Việt Nam tổ chức cho khách du lịch tàu biển là: tham quan các thành phố, các di sản văn hóa thế giới, các làng truyền thống Việt Nam với đời sống thường ngày và nghề truyền thống, thưởng thức nhạc dân tộc, múa rối nước, giao lưu và trao đổi văn hóa, thăm các cơ sở từ thiện...

Để đánh giá được chính xác và cụ thể hơn về khả năng phát triển du lịch tàu biển của khu vực duyên hải miền Trung, chúng ta cần so sánh, đối chiếu những điều kiện thực tế của khu vực này với những điều kiện cơ bản để phát triển du lịch tàu biển.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 53)