Hiện trạng KCHT giao thông phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 28)

- Thành lập Ủy ban liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam

2. Hiện trạng KCHT giao thông phục vụ du lịch

Hệ thống giao thông vận tải Vùng có đầy đủ các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không. Trong những năm qua, hệ thống GTVT của Vùng đã có những bước phát triển đáng kể và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đặc biệt là ngành du lịch của toàn vùng cũng như cả nước nói riêng.

Hiện trạng KCHT giao thông đường bộ

Mạng lưới đường bộ nhìn chung được phân bổ tương đối hợp lý với 2 trục dọc chính xuyên suốt Vùng từ Bắc tới Nam là QL1A và đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra, đang hình thành trục thứ ba là tuyến đường bộ ven biển; 9 trục ngang chính là QL49, QL14B - 14D, QL14E, QL24, QL19, QL25, QL26, QL20 và QL27B tạo sự kết nối Đông - Tây. Hầu hết các quốc lộ quan trọng đã được mở rộng, nâng cấp. Toàn Vùng có 8.690 km đường bộ (chỉ tính quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện) trong đó, quốc lộ là 1.820 km, chiếm 20,9%; đường tỉnh 2.590 km, chiếm 29,8%; đường huyện 4.280 km, chiếm 49,3%.

Trong những năm qua nhiều công trình được xây dựng, nâng cấp, đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, trong đó phải kể đến các dự án lớn như nâng cấp QL1A, đường Hồ Chí Minh; hầm đường bộ Hải Vân đưa vào khai thác đã tạo ra điểm nhấn cho sự phát triển của GTVT Vùng. Ngoài ra, những năm gần đây, các tỉnh trong Vùng đã quyết tâm mở thêm tuyến đường bộ chạy dọc ven biển và đi qua nhiều vùng hấp dẫn du lịch nên đã thu hút được nhiều du khách.

Nhìn chung, các tuyến đường đã được hình thành và phân bố khá hợp lý trên toàn Vùng tạo sự kết nối liên thông với toàn bộ mạng lưới đường bộ và nối đến các khu du lịch, điểm du lịch tại các địa phương mà các tuyến đường đi qua. Tuy nhiên KCHT giao thông đường bộ của Vùng vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh và còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Hiện nay trên toàn bộ các tuyến quốc lộ của Vùng nối với các tuyến dẫn đến các cửa khẩu quốc tế chưa có đường cao tốc, số đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (đường cấp I, II) còn chiếm tỷ lệ thấp.

- Còn nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, ở một số khu vực, đặc biệt là khu vực miền núi.

- Dịch vụ trên tuyến chưa đồng bộ (trạm dừng, nghỉ, cung cấp xăng dầu, bảo dưỡng sửa chữa…).

- Đường nối từ các khu du lịch, điểm du lịch đến các quốc lộ chưa được xây dựng đồng bộ theo quy hoạch thống nhất.

- Hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng quy định, bị lấn chiếm, hai bên đường quốc lộ có nhiều khu dân cư, khu công nghiệp, các công trình khác. Việc giải phóng mặt bằng để cải tạo, mở rộng đường tiến hành rất chậm, khó khăn, khối lượng đền bù lớn.

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

khẩu độ cầu cống, cao độ nền đường không còn phù hợp với chế độ thủy văn hiện nay. Vì thế trong mùa mưa lũ, cầu cống thường bị hư hỏng, nhiều đoạn đường bị ngập và sụt lở, còn sau mùa mưa lũ thì đường bộ bị hư hỏng nghiêm trọng.

- Các tuyến có lưu lượng lớn khách du lịch quốc tế lưu thông thường xuyên lại chưa có hệ thống các biển báo, hướng dẫn theo tiêu chuẩn quốc tế và bằng hai thứ tiếng gây khó khăn cho việc hướng dẫn khách du lịch.

- Mạng lưới đường địa phương tương đối tốt, nhưng chất lượng đường lại rất kém chủ yếu là mặt đường đất hoặc cấp phối gây khó khăn cho việc đi lại và hạn chế phát triển du lịch.

Hiện trạng về các cảng hàng không (CHK)

Khách du lịch bằng đường hàng không bình quân hàng năm chiếm khoảng 36,8% trong tổng số khách du lịch đến các tỉnh trong Vùng, chủ yếu qua các cảng hàng không quốc tế như Đà Nẵng, Cam Ranh (hành khách qua Cảng hàng không nội địa có chuyến bay quốc tế chiếm tỷ lệ không đáng kể). Trong đó, cảng hàng không Đà Nẵng đóng vai trò trung tâm và các CHK nội địa vệ tinh vây quanh tạo thành một Cụm CHK liên hoàn.

Nhìn chung, các cảng hàng không trong vùng đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế nhưng chưa hoàn chỉnh, còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Số lượng tuyến, hãng hàng không cũng như số lượng chuyến bay từ các CHK quốc tế đến các CHK nội địa thuộc các trung tâm, khu du lịch còn hạn chế làm cho khách du lịch quốc tế gặp khó khăn khi đến các tỉnh trong vùng.

- Phí visa cho khách du lịch không thuộc khối ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước thuộc bán đảo Scandinavia còn cao. Nếu không có biện pháp khuyến khích thì những vị khách này sẽ chọn các điểm du lịch châu Á khác như Băng Cốc, Kuala Lumpur, Hồng Kông và Singapore. - Mặc dù lĩnh vực phi hàng không (thuê mặt bằng, quảng cáo, bến bãi, dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm, cửa hàng miễn thuế…) đã từng bước được cải thiện nhưng mức độ đa dạng và chất lượng của dịch vụ còn hạn chế.

- An ninh, an toàn tại CHK còn chưa được chuẩn do ý thức của một số ít người gây hoang mang cho hành khách nói chung và khách du lịch nói riêng.

- Khả năng kết nối CHK với phương thức vận tải khác từ CHK tới các điểm, khu du lịch còn có hạn chế nhất định.

- Các Trung tâm quản lý bay tại các CHK đang dần dần được cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai trong quá trình hội nhập, song các dịch vụ không báo, khí tượng, tìm kiếm cứu nạn chất lượng còn chưa cao, tổ chức thực hiện không báo chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.

- Các CHK đang được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn CHK hiện đại (theo tiêu chuẩn của ICAO) nhưng quy mô vẫn còn nhỏ bé, chất lượng dịch vụ hạn chế so với nhiều quốc gia trong khu vực, dẫn tới sức cạnh tranh và khả năng hấp dẫn khách du lịch còn thấp.

Hội thảo Khoa học

Hiện trạng về các cảng biển

Trong những năm gần đây, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam qua đường biển ngày một tăng, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nếu so với đường bộ và hàng không.

Mặt khác, do đặc điểm riêng của loại hình vận tải khách du lịch bằng đường biển thường là các du thuyền có trọng tải lớn từ 700 đến hơn 1.000 hành khách/tàu như tàu Queen Elizabeth II, Seen Sea Mariner, Peace Boat..., cùng với địa hình có các điểm du lịch thường nằm dọc bên bờ biển của Vùng nên để các du thuyền cập cảng trong Vùng thì chỉ có 3 cảng sau đáp ứng được:

- Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) thuộc nhóm cảng số 3 với quy mô như sau: + Loại cảng tổng hợp, có thể đón tiếp được khách du lịch.

+ Tàu vào cảng lớn nhất 20.000 DWT.

+ Đường giao thông trong cảng mặt rộng bình quân 10 m.

- Cảng Đà Nẵng (Đà Nẵng) thuộc nhóm cảng số 3 với quy mô như sau: + Loại cảng tổng hợp, có thể đón tiếp được khách du lịch.

+ Tàu vào cảng lớn nhất 30.000 DWT.

+ Đường giao thông trong cảng mặt rộng bình quân 10 m.

- Cảng Nha Trang thuộc nhóm cảng biển số 4 với quy mô như sau: + Loại cảng tổng hợp, có thể đón tiếp được khách du lịch.

+ Tàu vào cảng lớn nhất 20.000 DWT.

+ Đường giao thông trong cảng mặt rộng bình quân 10 m.

Tất cả các cảng trên có nhiệm vụ chính là phục vụ cho vận chuyển hàng hóa, còn hành khách chỉ khi có tàu mới dành cầu cảng phục vụ. Do đó, tại các cảng hiện nay chưa có kết cấu hạ tầng dành riêng cho khách du lịch, tiện nghi trên cảng để đón tiếp khách du lịch chỉ mang tính tạm thời cho từng chuyến tàu.

Hiện trạng về đường sắt

Trong du lịch, vận tải đường sắt là một hình thức vận chuyển du lịch quan trọng và đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường sắt vẫn chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó.

Hiện tại, việc đầu tư hệ thống cở sở hạ tầng và phương tiện của các ga chính trong Vùng vẫn chưa tương xứng với tầm quan trọng của chúng, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách đặc biệt là khách du lịch vào các dịp lễ tết, các ngày cuối tuần. Từ cuối năm 2009 đến nay, ngành đường sắt đã và đang tập trung đầu tư cải tạo và sửa chữa lớn hệ thống các ga chính. Ngoài việc thay đổi bộ mặt nhà ga, hệ thống ánh sáng và bảng biểu hướng dẫn hiện đại cũng sẽ được đưa vào sử dụng. Và để đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng, các ga sẽ có nhiều biện pháp đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của hành khách.

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

Trong thời gian tới, ngành đường sắt cũng đề ra mục tiêu phát triển phương tiện vận tải đường sắt theo hướng chuyên dụng cao với cơ cấu hợp lý, đổi mới sức kéo và sức chở theo hướng hiện đại, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng phục vụ nhằm thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 28)