Triển vọng hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 111)

II. Triển vọng hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Khánh Hòa với các tỉnh miền Trung trong thời gian đến

2. Triển vọng hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung trong những năm tiếp theo

trong những năm tiếp theo

2.1. Hợp tác nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch:

Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung cần phải hợp tác phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, khẳng định thương hiệu du lịch biển, du lịch văn hóa, bên cạnh đó tùy theo đặc điểm của từng vùng có thể kết hợp phát triển các sản phẩm du lịch khác. Việc kết hợp tiềm năng và lợi thế về du lịch biển đảo gắn với phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc trưng của Vùng chính là để tránh trùng lắp, đơn điệu và để tăng chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch trong thời gian đến với Vùng.

Để thực hiện được việc này, trước mắt các tỉnh cần quan tâm hợp tác xây dựng một số chiến lược phát triển, trong đó tập trung vào Chiến lược về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và Chiến lược nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch; trong đó xác định rõ sản phẩm đặc trưng và chất lượng dịch vụ tương ứng với nhóm đối tượng khách của từng địa bàn tránh trùng lắp và cạnh tranh, lãng phí trong đầu tư.

2.2. Hợp tác phát triển thị trường khách du lịch và tăng hiệu quả quảng bá điểm đến:

- Các tỉnh cần nghiên cứu hợp tác đẩy mạnh khai thác nguồn khách theo các tour, tuyến du lịch nối giữa các địa phương bằng cả đường bộ, đường hàng không, đường biển và đường sắt. Đặc biệt trong tương lai luồng khách quốc tế qua cửa khẩu tại các sân bay quốc tế và các cảng biển quốc tế ở khu vực miền Trung sẽ là thị trường tiềm năng. Ngoài ra, còn khai thác luồng khách từ các trung tâm du lịch lớn của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Đối với công tác xúc tiến, quảng bá điểm đến, để giảm chi phí thực hiện và tăng hiệu quả đầu tư cho Vùng, Khánh Hòa và các tỉnh trong Vùng cần đầy mạnh hơn nữa tính liên kết hợp tác trong công tác xúc tiến quảng bá điểm đến. Có kế hoạch xây dựng thêm các kiốt thông tin cho khách du lịch tại các trung tâm du lịch và các khu vực công cộng như sân bay, nhà ga, bến cảng… đồng thời sớm triển khai xây dựng nguồn thông tin quảng bá chung để tổ chức cung cấp tại các kiốt thông tin du lịch phục vụ du khách. Đặc biệt trong các hội chợ du lịch quốc tế lớn, cần chung

Hội thảo Khoa học

sức tham gia, xây dựng gian hàng chung để tạo được quy mô và ấn tượng về sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng của khu vực. Nghiên cứu phân tích xu hướng thị trường khách quốc tế để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động sự kiện (ví dụ Road show) tại từng thị trường trọng điểm cho mỗi năm.

2.3. Hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng lao động trong ngành du lịch:

Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Vùng là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn phát triển lâu dài. Ðể đáp ứng được yêu cầu trên, các tỉnh cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện đang công tác trong ngành.

Được sự ủng hộ từ Trung ương, trường Trung cấp Du lịch Nha Trang được thành lập và đã triển khai công tác đào tạo. Đây sẽ là trung tâm đào tạo, đào tạo lại và cung cấp nguồn lao động trong ngành du lịch cho cả khu vực Nam Trung Bộ. Để trường hoạt động hiệu quả theo đúng mục tiêu đề ra và cũng nhanh chóng cung cấp nguồn lao động cho các dự án mới ra đời, Khánh Hòa và các tỉnh trong Vùng cần nhanh chóng tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của du lịch các tỉnh.

2.4. Ðẩy mạnh hợp tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch:

Để phát triển du lịch bền vững, đúng hướng và đúng mục tiêu đã đề ra, các tỉnh cần tăng cường hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ quản lý nhà nước, xây dựng các chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Trước mắt, cần kiểm tra, kiểm soát tốt các dự án đầu tư theo đúng định hướng và mục tiêu đã đề ra, đánh giá và kịp thời đề ra các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường tự nhiên cũng như môi trường kinh doanh du lịch. Về lâu dài sẽ định hướng cho các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện với môi truờng để tăng sức hút khách du lịch, giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh để hội nhập với khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 111)