Phối hợp trong tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 112)

II. Triển vọng hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Khánh Hòa với các tỉnh miền Trung trong thời gian đến

3. Phối hợp trong tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch

Hàng năm, các hoạt động lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức thường xuyên định kỳ tại các địa phương. Ngoài những lễ hội dân gian truyền thống, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp của các tỉnh cần có sự phối hợp tốt trong tổ chức các hoạt động lễ hội, các sự kiện trong nước và quốc tế được tổ chức tại các địa phương trong khu vực sao cho hiệu quả, tránh việc trùng lắp về thời gian tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành các địa phương xây dựng kết nối các tour du lịch hoàn chỉnh dành cho các lễ hội mùa hè ở miền Trung.

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

Để du lịch miền Trung ngày càng hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế, đòi hỏi lãnh đạo các địa phương cần có sự phối hợp, tìm được tiếng nói chung và cùng hướng đến một mục tiêu. Trước mắt, tập trung phát triển hệ thống giao thông đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển thuận tiện. Đặc biệt phải xúc tiến nhanh việc nâng cấp các sân bay quốc tế và nội địa đến các địa phương. Hơn lúc nào hết, du lịch miền Trung đang cần sự liên kết chặt chẽ và lâu dài giữa các địa phương thông qua hoạt động quảng bá các chương trình, sự kiện… gắn kết các tour du lịch, sản phẩm du lịch… của các địa phương với nhau trong một tổng thể có sự điều hành chung một cách thích hợp.

Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH

Kính thưa quý vị đại biểu,

Lời đầu tiên thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Định tôi xin nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu có mặt tại Hội thảo “Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung” và xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Kính thưa quý vị đại biểu,

Bình Định là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Về vị trí địa lý có thể hình dung Bình Định như một điểm nối các vùng du lịch của cả nước nằm trên các trục giao thông quan trọng: Quốc lộ 1A Bắc - Nam, Quốc lộ 1D và Quốc lộ 19 Đông - Tây, là cửa ngõ ra phía đông của khu vực Tây Nguyên Việt Nam, Đông - Bắc Campuchia và Nam Lào, có đường hàng không với sân bay Phù Cát, đường sắt xuyên Việt với ga Diêu Trì - một trong những ga lớn ở miền Trung; Cảng biển Quy Nhơn một trong những cảng biển lớn và quan trọng của cả nước, có thể đón tàu hơn 30.000 tấn ra vào an toàn, Khu kinh tế Nhơn Hội đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng…

Bình Định là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ và là nơi sản sinh, nuôi dưỡng tài năng của nhiều nhà văn hóa lớn của đất nước như: Đào Duy Từ, Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn… Đặc biệt, Bình Định còn được biết đến là vùng đất giàu tinh thần thượng võ; nhiều lễ hội đặc sắc, làng nghề truyền thống và một nền ẩm thực độc đáo mang đặc trưng riêng của vùng đất võ. Với những đặc thù về lịch sử - văn hóa như vậy, trên mảnh đất Bình Định ngày nay còn lưu lại nhiều di tích lịch sử - văn hóa quý giá. Bình Định có đến 34 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 62 di tích đã được cấp tỉnh công nhận. Lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch Bình Định là tài nguyên nhân văn. Nổi bật là quần thể các di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, Hoàng đế Quang Trung và hệ thống di tích văn hóa Chămpa. Hai nhóm tài nguyên du lịch nhân văn này nếu được tập trung khai thác tốt, sẽ tạo nên những sản phẩm, tour du lịch độc đáo, đặc trưng của Bình Định, thu hút khách quốc tế và trong nước.

Tài nguyên du lịch tự nhiên, nhất là tài nguyên biển với bờ biển dài 134 km, Bình Định được thiên nhiên ban tặng vô số danh thắng và bãi biển đẹp như: bãi biển Quy Nhơn, ghềnh Ráng, Quy Hòa, bãi Dài, bán đảo Phương Mai, đầm Thị Nại, Cù Lao Xanh, Nhơn Lý, Cát Tiến, Đề Gi, Tam

Một phần của tài liệu Hội thảo Khoa học Liên kết Phát triển Du lịch các tỉnh duyên hải miền Trung (Trang 112)