9. Cấu trúc của luận văn
3.5.4. Đào tạo nhân lực KHCN và đào tạo nhân lực quản lý dự án
Dự án công nghệ hiện nay thường có yêu cầu cao về chất lượng, độ chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế, Tổng công ty phải liên kết với các đơn vị tư vấn quốc tế hoặc đại diện các hãng công nghệ lớn trên thế giới có mặt tại thị trường Việt Nam nên đòi hỏi một ban quản lý phải có năng lực thực sự, làm việc với cường độ cao, chuyên nghiệp và hiệu quả. Những yêu cầu khách quan đó vừa là thách thức lại vừa là cơ hội cho các cá nhân và Tổng công ty học hỏi kinh nghiệm quản lý dự án từ nước ngoài, đó chính là động lực để phấn đấu và tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý còn mới mẻ và nhiều tiềm năng cho sự phát triển.
Trong khi đó nhân lực tham gia chủ yếu của Tổng công ty hiện tại là bằng sự huy động nguồn lực có trình độ từ các phòng, ban khác nhau trong Tổng công ty để thực hiện một dự án. Sau khi dự án kết thúc, các nhân viên tham gia vào dự án được trả về đúng bộ phận của mình hoặc có thể tiếp tục được phân công vào một dự án khác. Ngoài ra, làm việc theo dự án Tổng công ty vẫn phải tiếp tục cần sự hỗ trợ của các chuyên gia từ bên ngoài.
Tóm lại ngoài đóng góp trên phương diện kinh tế, việc CGCN qua các dự án đầu tư công nghệ đã góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực ở tất cả các Ban, Công ty khi tham gia triển khai làm dự án công nghệ. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào các dự án công nghệ, đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Một bộ phận nhân viên làm việc cho dự án đã được bồi dưỡng, đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước thay thế được các vị trí quan trọng, chủ chốt của doanh nghiệp thành những nhà quản lý dự án chuyên nghiệp.
93
Kết luận chƣơng 3
1. Để phát triển và tạo cạnh tranh trên thị trường công nghệ thông tin, viễn thông hiện nay thì doanh nghiệp cần phải luôn đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của mình. Đổi mới thành công đòi hỏi phải có con người đáp ứng được công nghệ mới đó. Như vậy công nghệ sử dụng hoàn toàn mới, hiện đại còn con người thì chưa có thực tế và kiến thức sâu về công nghệ này, đây là vòng xoáy tất yếu của “chiến lược đón đầu công nghệ”.
2. Giải quyết nghịch lý này là đào tạo thông qua thực hiện dự án công nghệ. 3. Cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo thông qua dự án.
94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận:
1. Nhân lực KH&CN giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp đòi hỏi áp dụng công nghệ cao.
2. Đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp luôn luôn thực hiện dự án CGCN, nhưng thực tế trình độ năng lực doanh nghiệp hiện còn thấp. Để khắc phục những khó khăn đó đòi hỏi nhân lực phải được đào tạo ngay khi thực hiện dự án.
3. Thông qua thực hiện dự án CGCN để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực KH & CN là cần thiết và có thể thực hiện được.
* Khuyến nghị:
1. Áp lực cạnh tranh do kết quả của việc mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua là động lực lớn nhất để doanh nghiệp quyết định đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm để có thể tồn tại và mở rộng thị trường trong nước, quốc tế. Việc đổi mới công nghệ được tiến hành thông qua quá trình CGCN.
2. Gắn đào tạo với thực hiện dự án CGCN.
- Chính sách đào tạo được thực hiện ngay khi xây dựng và thực hiện dự án - Chính sách đối với nhân lực tham gia dự án.
- Chính sách khuyến khích nhân lực có trình độ tham gia nhiều dự án.
- Phương án đào tạo luôn tận dụng các dự án CGCN để đạt những mục tiêu về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của nhân lực.
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thông tin và truyền thông, Sách trắng 2011,Nhà xuất bản thông tin và truyền thông.
2. Bộ Công an, Thông tư liên tịch số 03/2009/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BNV- BTC ngày -09/4/2009, Hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ được huy động phục vụ công tác công an.
3. Bộ công an, Thông tư số 31/2008/TT-BCA-X11 ngày 03/11/2008, Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với sinh viên tốt nghiệp hạng xuất sắc và cán bộ khoa học – kỹ thuật trong Công an nhân dân.
4. Chính phủ, Nghị định 119/1999/NĐ-CP, Một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN.
5. Chính phủ, Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003, Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2010.
6. Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
7. Quốc hội, Luật CGCN, ngày 29/11/2006. 8. Quốc hội, Luật KH&CN, 01/01/2001.
9. Nguyễn Hữu Dũng (2004), Nguồn nhân lực Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Một vấn đề và hướng phát triển, Tạp chí hoạt động Khoa học (số 2).
10.Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá Nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
11.Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
12.Trần Xuân Định, Giáo trình Phát triển nguồn nhân lực KH&CN.
13.Trần Khánh Đức (2002), Nhân lực khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên của nước ta - Tạp chí Hoạt động Khoa học (số 3).
14.Đặng Bá Lãm – Trần Khánh Đức, Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ CNH-HĐH, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002
96
15.Hoàng Xuân Long, Kinh nghiệm của thế giới về quản lý nhân lực khoa học trong tổ chức R&D nhà nước.
16.Nguyễn Thị Anh Thu (2000), Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN trong cơ quan nghiên cứu và phát triển, NXB KHXH, Hà nội.
17.Nguyễn Thị Anh Thu: Phát triển nguồn nhân lực khoa học & công nghệ, tài liệu giảng dạy
18.Đặng Duy Thịnh, Đề cương bài giảng về chính sách KH&CN. 19.Phạm Huy Tiến, Đề cương bài giảng về tổ chức KH&CN.
20. Phạm Huy Tiến (1988), Thị trường chất xám, Tạp chí Thông tin công tác khoa giáo, số 5/1988, tr 25
21.Phan Thanh Tịnh, Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN), Hà Nội Mới, 22/12/2004
22.Đào Thanh Trường (2004), Di động xã hội của cán bộ khoa học Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN (luận văn ThS xã hội học), Khoa Xã hội học, Trường ĐHKHXH&NV.
23.Lê Trường Tùng, Vai trò của hệ thống phi chính quy trong đào tạo nhân lực CNTT, Tp HCM, 7/2003
24. Tổng công ty, Điều lệ hoạt động; Nội quy lao động; Quy chế lương; Quy chế chi tiêu nội bộ,...
25.Ngô Trung Việt, Công nghệ thông tin dành cho các nhà lãnh đạo và quản lý, Nxb Thống kê, 2005
26.Alvin Toffer (1991), Thăng trầm quyền lực, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Ban khoa học xã hội Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, tập 1.
27.Alvin Toffer (1992), Làn sóng thứ ba, Nhà xuất bản Thông tin lý luận, Hà Nội.
28.George T. Milkovich (2002), John W. Boudreau: Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê.
29.Harold Koon, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1998 (sách dịch)s
97
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
Phục vụ cho nghiên cứu luận văn “Đào tạo nhân lực thông qua các dự án CGCN nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bưu chính viễn thông (Nghiên cứu trường hợp tại Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu –
Bộ Công an).
Đồng chí vui lòng đánh dấu “X” vào ô đồng chí lựa chọn câu trả lời của mình:
A – THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên: ……… Nam Nữ
2. Địa chỉ liên hệ:………
3. Điện thoại liên hệ:………
4. Đơn vị công tác:………
5. Đồng chí thuộc nhóm tuổi nào dưới đây:
Dưới 30 tuổi Từ 41 – 50 tuổi Từ 30-40 tuổi Trên 50 tuổi
6. Xin đồng chí cho biết trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Đại học
Thạc sĩ
Tiến sĩ
98
B – CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN
8. Đồng chí đánh giá thế nào về công tác bố trí, giao việc cán bộ KH&CN trong việc triển khai các dự án chuyển giao công nghệ của Gtel ?
a. Hợp lý b. Chưa hợp lý
Ý kiến của đồng chí về năng lực của cán bộ KH&CN của Tổng công ty
a. Dưới 1/3 số cán bộ b. Từ 1/3 – 1/2số cán bộ c. 2/3 số cán bộ d. Trên 2/3 số cán bộ 1. Theo đồng chí tỷ lệ cán bộ KH&CN có năng lực đáp ứng rất tốt công việc? 2. Theo đồng chí tỷ lệ cán bộ KH&CN có năng lực đáp ứng rất tốt công việc? 3. Theo đồng chí tỷ lệ cán bộ KH&CN không có năng lực đáp ứng công việc?
9. Theo đồng chí nguyên nhân nào dẫn đến việc đào tạo cán bộ KH&CN thông qua hoạt động dự án CGCN còn gặp nhiều khó khăn?
a. Cán bộ trình độ thấp
b. Chính sách đào tạo của Tổng công ty chưa hợp lý c. Các khóa đào tạo còn thiếu và yếu trong khâu tổ chức
d. Chưa có sự trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức chuyên môn giữa các cán bộ KH&CN
99 e. Ý kiến khác
……… ………
Ý kiến của đồng chí về giải pháp đào tạo nguồn nhân lực KH&CN thông qua thực hiện dự án CGCN:
10. Cử đi đào tạo kiến thức về CGCN cho các cán bộ KH&CN
Cần thiết Chưa cần thiết Không cần thiết 11.Theo đồng chí tỷ lệ cán bộ KH&CN có năng lực đáp ứng rất tốt công
việc?
Cần thiết Chưa cần thiết Không cần thiết 12.Tăng cường đào tạo ngoại ngữ
Cần thiết Chưa cần thiết Không cần thiết 13.Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ KH&CN thông
qua các hoạt động CGCN
Cần thiết Chưa cần thiết Không cần thiết 17. Đầu tư tài chính cho việc đào tạo nguồn nhân lực KH&CN thông qua
việc thực hiện