Nhân lực KH&CN

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực thông qua các dự án chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bưu chính viễn thông (Trang 25)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Nhân lực KH&CN

Để tìm hiểu về nguồn nhân lực KH&CN cần xác định khái niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực KH&CN.

Trước hết cần thống nhất về khái niệm hoạt động KH&CN. Theo UNESCO,

hoạt động KH&CN có thể tóm tắt như sau:

- R&D, bao gồm: Nghiên cứu cơ bản, Nghiên cứu ứng dụng và Triển khai (Experimental Development). Trong giai đoạn “Triển khai”, người ta làm 2 việc: Chế tác vật mẫu (prototype); làm pilot để tạo dựng công nghệ. Sau đó mới tiến hành sản xuất thử loạt “0” để khẳng định độ ổn định, tin cậy của công nghệ sản xuất theo prototype vừa được tạo ra từ giai đoạn pilot.

- Chuyển giao tri thức, bao gồm chuyển giao tri thức công nghệ (gọi tắt là chuyển giao công nghệ).

22

(1) Mở rộng công nghệ (Extensive Development) sau khi công nghệ đã được làm chủ trong sản xuất, và (2) Nâng cấp công nghệ (Intensive Development hay còn gọi là Upgrading of Technology).

- Dịch vụ KH&CN.

Còn theo Luật KH&CN 2000, hoạt động KH&CN bao gồm: Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN (khoản 3, Điều 2).

Nguồn nhân lực là lực lượng lao động, những năng lực về thể chất và trí tuệ để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, phục vụ đời sống và vật chất và tinh thần của xã hội.

Thuật ngữ nguồn nhân lực thường được sử dụng trong quản trị nhân lực. trong nhiều tài liệu cho rằng nguồn nhân lực là một bộ phận dân số bao gồm những người trong độ tuổi lao động và có nhu cầu làm việc.

Tác giả sẽ xem xét và đi sâu hơn vào khái niệm Nhân lực KH&CN

1.3.1.1. Theo định nghĩa của UNESCO

Nhân lực KH&CN là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay thù lao cho lao động của họ, bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực phù trợ. Như vậy, định nghĩa của UNESCO không phân biệt nhân lực KH&CN theo bằng cấp mà phân biệt theo công việc hiện thời.

1.3.1.2. Theo định nghĩa của OECD:

OECD định nghĩa nhân lực KH&CN dựa trên trình độ và công việc. Theo OECD, nguồn nhân lực KH&CN là những người đáp ứng được một trong hai điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp trường đào tạo trình độ nhất định về một chuyên môn khoa học và công nghệ (từ công nhân có bằng cấp tay nghề trở lên hay còn gọi là trình độ

23 3 trong hệ giáo dục đào tạo)

- Không được đào tạo chính thức nhưng làm một nghề trong lĩnh vực KH&CN mà đòi hỏi trình độ trên. Kỹ năng tay nghề ở đây được đào tạo tại nơi làm việc.

Tổng hợp theo cả hai tiêu chí nói trên thì nhân lực KH&CN theo OECD bao gồm: + Những người có bằng cấp trình độ tay nghề trở lên và làm việc hoặc không làm việc trong lĩnh vực KH&CN, ví dụ, giáo sư đại học, tiến sĩ về kinh tế, bác sĩ nha khoa làm việc tại phòng khám, chuyên gia đang thất nghiệp, nữ vận động viên chuyên nghiệp và có bằng y học…

+ Những người được coi là có trình độ tay nghề làm việc trong lĩnh vực KH&CN nhưng không có bằng cấp, ví dụ, nhân viên lập trình máy tính, hoặc, cán bộ quản lý quầy hàng nhưng không có bằng cấp...

+ Những người làm việc trong lĩnh vực KH&CN nhưng có trình độ kỹ năng thấp, ví dụ, thư ký của cơ quan nghiên cứu và phát triển, thủ thư trong các trường đại học...

Như vậy, nguồn nhân lực KH&CN theo OECD được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm cả những người tiềm tàng/ tiềm năng chứ không chỉ là những người đang tham gia hoạt động KH&CN, để khi cần thiết có thể huy động những người tiềm tàng/tiềm năng này tham gia trực tiếp vào hoạt động KH&CN. Có thể xem hình minh họa dưới đây:

Hình 1. Mô hình hóa định nghĩa nguồn nhân lực KH&CN của OECD

Những người không có bằng cấp nhưng làm việc trong lĩnh vực KH&CN Những người có bằng cấp nhưng không làm việc trong lĩnh vực KH&CN Những người có bằng cấp làm việc trong lĩnh vực KH&CN

24

Bảng 1:So sánh định nghĩa “Nhân lực KH&CN” của 2 tổ chức

UNESCO OECD

Chỉ dựa vào lao động hiện tại mà không dựa vào trình độ

Dựa vào lao động hiện tại, đồng thời dựa vào trình độ

Có bao gồm nhân lực phù trợ Không bao gồm nhân lực phù trợ trừ trường hợp nhân lực đó có bằng cấp Không tính những người không hoạt

động KH&CN mặc dù họ có bằng cấp

Có tính những người không hoạt động KH&CN nhưng có bằng cấp

[7, tr.95]

1.3.1.3. Nhân lực KH&CN theo cách hiểu của Việt Nam

* Khái niệm “Nhân lực KH&CN”

Nước ta chưa có định nghĩa chính thức về nguồn nhân lực KH&CN, kể cả trong Luật KH&CN.

- Một số tác giả, ví dụ, TS. Trần Xuân Định chia sẻ định nghĩa theo UNESCO.

- TS. Nguyễn Thị Anh Thu cho rằng có thể sử dụng định nghĩa của OECD để áp dụng với điều kiện của nước ta. Cụ thể là “Nguồn nhân lực KH&CN là toàn bộ những người có bằng cấp chuyên môn nào đó trong một lĩnh vực KH&CN và những người có trình độ kỹ năng thực tế tương đương mà không có bằng cấp và tham gia một cách thường xuyên (hệ thống) vào hoạt động KH&CN”.

Trong đề tài này tác giả sử dụng theo định nghĩa sau:

"Nhân lực KH&CN là tập hợp những nhóm người tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với các chức năng: nghiên cứu sáng tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác sử dụng và tác nghiệp, góp phần tạo ra tiến bộ của KH&CN, của sự phát triển sản xuất và xã hội”.

25 * Lực lượng nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp

Nhân lực KH&CN với chức năng nghiên cứu sáng tạo gọi là nhà nghiên cứu hay nhà khoa học. Các nhà nghiên cứu là những người có trình độ tương đối cao (tốt nghiệp đại học trở lên). Họ khác nhau về trình độ, chức danh, chuyên môn và thường làm việc ở các tổ chức nghiên cứu khoa học.

* Lực lượng giảng dạy được đào tạo bậc cao

Đây là lực lượng đông đảo gồm những người có trình độ từ đại học trở lên. Họ làm công tác giảng dạy ở các học viện, nhà trường (cao đẳng, đại học). Lực lượng này có nghề chuyên môn là dạy học tức là nhà giáo chuyên nghiệp - các giáo sư, phó giáo sư, giảng viên đại học. Tuy nhiên họ không chỉ giảng dạy thuần tuý mà còn tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên, NCS tham gia nghiên cứu khoa học.

* Lực lượng quản lý khoa học ở các loại hình cơ quan khoa học

Lực lượng này bao gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu làm công tác quản lý, điều hành các hoạt động KH&CN ở các cơ quan quản lý từ các Bộ, Ban, Ngành, Sở, Viện nghiên cứu, các Phòng - Ban khoa học ở Trường, Học viện và các Trung tâm dịch vụ KH&CN.

Trong khuôn khổ của Đề tài này, khi nghiên cứu nhân lực KH&CN chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các đối tượng là: lực lượng nghiên cứu chuyên nghiệp trên nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; lực lượng quản lý (điều hành các hoạt động KH&KT) gọi là nhân lực nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực thông qua các dự án chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bưu chính viễn thông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)