Đội ngũ cán bộ KH&CN của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực thông qua các dự án chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bưu chính viễn thông (Trang 53)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2Đội ngũ cán bộ KH&CN của Tổng công ty

50

lập mạng lưới viễn thông của ngành Công an. Với truyền thống và những điều kiện thuận lợi khi Tổng công ty được kế thừa nguồn nhân lực công nghệ cũng như cơ sở vật chất của Bộ trong lĩnh vực thông tin liên lạc. Ban Lãnh đạo Tổng công ty là những chiến sĩ an ninh có trình độ KH&CN cao, vừa đảm bảo công tác bảo vệ an ninh quốc gia, vừa phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý nhằm đạt hiệu quả trong kinh doanh, đem lại lợi ích cho ngành, cho quốc gia.

Về số lượng

Tính đến 10/2011 tổng số cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty và các công ty con là 1125 cán bộ.

Tổng công ty sở hữu nguồn nhân lực có trình độ cao, trên 70% là trình độ đại học và trên đại học trong đó có khoảng 3% nhân sự cao cấp là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp các trường đại học nước ngoài.

- Nhân lực tuy ở nhiều vùng miền nhưng đều đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng là chủ yếu.

Biểu đồ 2.1 Nhân lực Tổng công ty Gtel chia theo khu vực

Khi xem xét về trình độ chuyên môn các cán bộ của Gtel ta có thể thấy cán bộ của ngành tập trung vào một số lĩnh vực chuyên môn: xây dựng, có khí, kinh tế, điện tử viễn thông… Với đặc trưng của ngành, lĩnh vực chuyên môn chiếm nhiều nhất là Điện tử viễn thông với tỷ lệ 31%, tiếp đó là cơ khí điện: 22%.

51

Biểu đồ 2.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm việc tại Tổng công ty

Phân theo trình ngoại ngữ từ bằng A trở lên

Trong 24.840 người có 13.395 người biết 01 ngoại ngữ từ bằng A trở lên, bằng 53,9% tổng số. Trong 13.395 người thì:

Số người học tiếng Anh là 11.173 người, bằng 83,4%, nữ chiếm 29,0% Số người học tiếng Nga là 1.101 người, bằng 8,2%, nữ chiếm 25,8% Số người học tiếng Pháp 218 người, bằng 1,6%, nữ 99 người bằng 45,5% Số người học tiếng Trung 171 người, bằng 1,3%; nữ chiếm 21,6%

Số người học tiếng Đức 139 người, bằng 1,0%; nữ chiếm 28,8%.

Số người học các ngoại ngữ khác 593 người, bằng 4,4%; nữ chiếm 38,8%. Như vậy cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên biết tiếng Anh chiếm 45% trên tổng số; các ngoại ngữ khác chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Phân theo trình độ đào tạo:

+ Số người có trình độ cao đẳng là: 258 người chiếm 22,9% tổng số + Số người có trình độ đại học là: 639 người chiếm 56,8% tổng số

52

+Số người có trình độ thạc sĩ là: 178 người chiếm 15,8% tổng số +Số người có trình độ tiến sĩ là: 50 người chiếm 4% tổng số

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu trình độ cán bộ KH&CN của Gtel

* Phân loại theo giới tính

Trong tổng số 1125 cán bộ thì nữ có 341 người chiếm 30,3% trong khi đó nam là 784 người chiếm 69,7% tổng số được phân ra như sau:

+ Cao đẳng có 258 người, nam có 194 người chiếm 75,2% và nữ là 64 người chiếm 24,8% tổng số cao đẳng

+ Đại học có 639 người, nam có 368 người chiếm 57,6% và nữ là 271 chiếm 42,4% tổng số đại học

+ Thạc sĩ có 178 người, nam có 172 người chiếm 96,6% và nữ là 6 người chiếm 3,4% tổng số thạc sĩ

+ Tiến sĩ có 50 người đều là nam giới.

Qua số liệu cho thấy ở lĩnh vực đòi hỏi trình độ kỹ thuật và khoa học công nghệ cao như ngành bưu chính viễn thông thì nam chiếm ưu thế hơn so với nữ và xét mức trình độ thì chủ yếu nữ tập trung ở trình độ đại học.

53

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu cán bộ KH&CN theo giới tính

Phân theo độ tuổi

+ Ở độ tuổi dưới 25 có 23 người bằng 2% tổng số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ở độ tuổi từ 25 – 45 có 749 người chiếm 66,6% tổng số + Ở độ tuổi từ 46 – 59 có 337 người chiếm 30% tổng số + Ở độ tuổi trên 60 có 16 người chiếm 1,4% tổng số

Qua số liệu cho thấy độ tuổi lao động trẻ đã tăng lên cao hơn so với độ tuổi còn lại. Điều đó chứng tỏ đội ngũ cán bộ trẻ là lực lượng chủ yếu và có trình độ tập trung chủ yếu ở bậc đại học và cao đẳng.

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu cán bộ KH&CN theo độ tuổi

2%

66.6% 30%

1.4%

Cơ cấu phân theo nhóm tuổi

Dưới 25 tuổi

Từ 25-45 Từ 46-59 Trên 60

54

Những đóng góp của đội ngũ cán bộ KH&CN của Tổng Công ty.

Bên cạnh việc sở hữu mạng di động Beeline, các mạng truyền dẫn đường trục, mạng Metro tại Hà Nội, Đà Nẵng và Tp HCM. Được thừa hưởng từ 60 năm kinh nghiệm triển khai, vận hành thông tin liên lạc của ngành, Tổng công ty đã, đang và tham gia các dự án liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu của đề tài như sau:

- Năm 2008 Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu phối hợp với công ty SOMA Networks khảo sát, nghiên cứu công nghệ, dịch vụ trong việc triển khai thử nghiệm Mobile Wimax chuẩn 802.16e tại Hải Phòng.

- Năm 2009 Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu phối hợp với công ty SAMSUNG Viet Nam nghiên cứu giải pháp triển khai thử nghiệm hệ thống mạng Mobile Wimax tại Hà Nội.

- Năm 2009 Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu phối hợp với Công ty Huawei (Văn phòng tại Hà Nội) thử nghiệm thiết bị báo hiệu (STP) và phương án giám sát mạng 2G cho tổng đài di động mạng Gtel Mobile.

- Năm 2010 Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu đã triển khai thử nghiệm thành công giải pháp định vị thuê bao mạng di động trên mạng Beeline là kết quả trực tiếp của đề tài “Nghiên cứu giải pháp định vị thuê bao qua mạng điện thoại di động không có GPS và thiết bị chuyên dụng hỗ trợ phục vụ công tác nghiệp vụ Công an”, việc thử nghiệm thành công cho phép Gtel sẵn sàng triển khai hệ thống định vị các thuê bao di động mạng Beeline, đây là một phần trong các yêu cầu giám sát mạng 2G của Bộ Công an hiện nay.

- Năm 2009 Gtel được chỉ định thầu để triển khai hạ tầng viễn thông tin học, trung tâm thông tin chỉ huy ngành Công an tại Trụ sở mới của Bộ Công an tại Đường Phạm Văn Đồng, tổng giá trị dự án khoảng 300 tỷ đồng.

- Năm 2009 Gtel được chỉ định để tham gia tư vấn dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư ngành Công an” hiện đang trong quá trình triển khai và cuối năm 2011 sẽ triển khai bước đầu tại Công an Hải Phòng.

55

hệ thống giám sát, xử phạt bằng hình ảnh trên các quốc lộ trọng điểm” của Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ, Tổng cục Cảnh sát Hành chính và Trật tự xã hội. Đây là một hệ thống phức tạp, cần điều khiển, chỉ huy và cần có cả giám sát mạng di động.

- Trong năm 2011, Gtel đang được chỉ định thầu để tư vấn xây dựng dự án : Xây dựng Trung tâm dữ liệu nghiệp vụ Bộ Công an, có tổng mức đầu tư trên 400 tỷ do Tổng cục IV làm chủ đầu tư

Ngoài ra Gtel còn đã và đang tham gia nhiều dự án khác trong ngành Công an liên quan tới việc giám sát mạng viễn thông của các đơn vị nghiệp vụ tại Tổng cục An ninh Nội địa, Tổng cục An ninh Đối ngoại, Tổng cục Cảnh sát Thi hành án Hình sự và Hỗ trợ Tư pháp, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực thông qua các dự án chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bưu chính viễn thông (Trang 53)