9. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Công nghệ lưỡng dụng
Công nghệ lưỡng dụng đang trở thành một lĩnh vực đem lại lợi ích kinh tế rất lớn. Nhiều nước công nghiệp phát triển cao như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Nga, đến các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc... đều xây dựng và phát triển các tập đoàn công nghiệp an ninh quốc phòng làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế và có nhiều công ty hoặc tập đoàn đó đã trở thành các công ty xuyên quốc gia, có chi nhánh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở hàng chục nước trên thế giới. Mặt khác, toàn cầu hoá công nghệ quân sự còn nằm trong xu thế chung của một quá trình toàn cầu hoá lớn hơn, đó là toàn cầu hoá về KH&CN, vốn được coi là thứ "tài nguyên chiến lược”.
Vậy nên công nghiệp an ninh quốc phòng ở Việt Nam hiện cũng đang là một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp quốc gia, thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Và đa số các quốc gia trên thế giới đều gắn công nghiệp an ninh với công nghiệp quốc gia. Nền kinh tế nước ta đang thực hiện đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình này làm cho nền công nghiệp dân dụng nước ta phát triển nhanh chóng cả về quy mô và trình độ công nghệ. Đây là cơ hội tốt để các nhà hoạch định chiến lược triển khai kết hợp phát triển công nghiệp an ninh quốc phòng với công nghiệp dân dụng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Có thể nói, tiến hành phát triển sản xuất theo hướng hiện đại hóa kết hợp với lưỡng dụng hóa của các nhà máy cùng một lúc đạt được nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia. Trước hết, quá trình này đã góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, giữ vững và phát triển lực lượng lao động có trình độ
83
chuyên môn nghiệp vụ cao. Trong điều kiện thời bình, nhu cầu về các sản phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội là hết sức cần thiết. Quá trình hiện đại hóa kết hợp với lưỡng dụng hóa của các nhà máy an ninh quốc phòng góp phần quan trọng vào việc phát triển công nghệ tiên tiến, phục vụ sản xuất các loại vũ khí phương tiện công nghệ cao. Và khu công nghiệp an ninh của Bộ Công an, những nhà máy thực hiện lưỡng dụng hóa đang được triển khai thành công ( ở Láng-Hòa Lạc – Hà Nội, Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh) đã có đóng góp quan trọng cho phát triển công nghiệp an ninh nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung.
Sự kết hợp công nghiệp an ninh với công nghiệp dân dụng về thực chất là quá trình lưỡng dụng hóa nền công nghiệp an ninh và một bộ phận nền công nghiệp quốc gia. Mục đích của quá trình này là đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nền an ninh và nền kinh tế nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.