9. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Vai trò của nhân lực KH&CN đối với sự phát triển KH&CN
Con người là vốn quí nhất; sự phát triển xã hội qui tới cùng là phải hướng vào mục tiêu phát triển con người. Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố con người được đặt vào vị trí trung tâm, với tư cách vừa là mục tiêu phát triển, vừa là phương tiện có tính chất quyết định thực hiện mục tiêu „Nhân lực KH&CN là nguồn tài sản lớn nhất tại nên sự giầu có của quốc gia‟‟.
30
Ngày nay quá trình CNH và hội nhập quốc tế diễn ra một cách nhanh chóng, tài nguyên khoáng sản, đất đai trở lên cạn kiệt, chỉ có tri thức con người là một nguồn lực ngày càng phát sinh, phát triển. Các nhà nghiên cứu kinh nghiệm thành công của các nước công nghiệp mới NICs hầu hết đồng ý với nhận xét rằng sự thành công về kinh tế của họ là do biết kết hợp hữu hiệu các nhân tố nội lực và yếu tố khách quan thuận lợi bên ngoài. Trong các nhân tố nội lực thì nguồn lực con người được coi là có ý nghĩa hàng đầu. Đặc biệt là nguồn nhân lực KH&CN.
Nhân lực KH&CN là cốt lõi của khoa học và công nghệ. Cách đây hơn ba thể kỷ, nhà khoa học vĩ đại của nhân loại, Fracis Bacon khẳng định: Khoa học là sức mạnh. Ngày nay, chân lý đó được khẳng định bởi sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN đóng vai trò động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Khoa học và công nghệ sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có nguồn nhân lực KH&CN. Nguồn nhân lực là một trong bốn nguồn lực quan trọng của hoạt động KH&CN. Không có nguồn lực con người, tri thức khoa học không thể hình thành và được sáng tạo, không thể được vận dụng trong đời sống. Khoa học xuất phát từ con người và vì con người.
Nhân lực KH&CN là nhân tố quyết định trong việc thu dần khoảng cách phát triển giữa các nước với nhau. Chính nhờ có nhân lực khoa học và hoạt đông nghiên
cứu khoa học mà công nghệ được đổi mới, sản xuất phát triển kéo theo sự phát triển của xã hội. Sự chênh lệch giữa các nước ngày nay chủ yếu do sự chênh lệch của tri thức, của trình độ khoa học và công nghệ đưa lại, muốn rút ngắn khoảng cách chênh lệch này phải do chính các con người thuộc nguồn nhân lực khoa học thích hợp, sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp các nước đi trước.
Nhân lực KH&CN là nhân tố cơ bản bảo đảm giữ gìn độc lập chủ quyền quốc gia và an ninh, an toàn xã hội. Thế giới ngày nay đặt trong tình trạng luôn luôn có những hiểm nguy rình rập, đó là : Chiến tranh; Hủy hoại môi trường; Ma túy; Bệnh tật .... Mà để giải quyết các hiểm họa kể trên không thể không có sự tham gia của nguồn nhân lực KH&CN. Nạn tranh chấp tri thức (chảy máu chất xám) đang chứng minh tầm quan trọng của nhân lực khoa học. Trong ba năm qua, ở Pháp chỉ
31
vì lý do đánh thuế thu nhập quá cao (54% so với các nước khác 20 – 30%) mà Pháp mất đi 40.000 chuyên gia giỏi di cư sang Anh. Nước Mỹ và nhiều nước phương Tây để chiếm đoạt các nhà khoa học Liên Xô và Đông Âu (cũ) đã đưa ra qui chế cho nhập quốc tịch đễ dàng để thu hút nhân tài. Giữ được nguồn nhân lực KH&CN chính là điều kiện quan trọng để giữ được an ninh và chủ quyền.