9. Cấu trúc của luận văn
1.3.6. Chính sách khoa học và công nghệ
Theo UNESCO định nghĩa chính sách KH&CN là “một tập hợp các biện pháp lập pháp và hành pháp được thực thi nhằm nâng cao, tổ chức va sử dụng tiềm lực KH&CN quốc gia với mục tiêu đạt được mục đích phát triển quốc gia và nâng cao vị trí quốc gia trên thế giới.”
Chính sách KH&CN là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, định hướng phát triển, cá thể chế và biện pháp thúc đẩy việc tiếp thu, phát triển, sử dụng KH&CN và các ngành hỗ trợ KH&CN để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phát triển năng lực KH&CN quốc gia trong từng thời kỳ. Như vậy nội dung cơ bản của chính sách KH&CN là: Quan điểm của Nhà nước về vấn đề phát triển KH&CN; Mục tiêu đặt ra; Các biện pháp thực hiện mục tiêu. Thực chất của chính sách KH&CN là chính sách phát triển đất nước bằng KH&CN.
Chính sách KH&CN theo thông lệ chung của thế giới là những phương châm, điều lệ quy định. Đó là những nguyên tắc và quy tắc do một nhà nước, một ngành, một cơ sở (Viện, trường, doanh nghiệp) đề ra trong một thời kỳ nhất định nhằm phát triển KH&CN để đạt mục tiêu chiến lược nhất định.
Mục tiêu của chính sách KH&CN thường bao gồm mục tiêu trong và mục tiêu ngoài: Mục tiêu ngoài của chính sách KH&CN, nghĩa là mục tiêu nằm trong lĩnh vực kinh tế xã hội, chúng đặc trưng cho một “chính sách bằng khoa học”, điều
36
đó có nghĩa là phát triển kinh tế xã hội bằng KH&CN. Mục tiêu trong của chính sách KH&CN, nghĩa là liên quan đến chính bản thân KH&CN như phát triển tiềm lực KH&CN, nhằm thúc đẩy khoa học với tư cách đơn thuần là khoa học, phát triển khả năng KH&CN nội sinh để đối phó với thách thức của tương lai.
Chính sách KH&CN tác động tới: Tổ chức cá nhân thực hiện các hoạt động KH&CN; Tổ chức cá nhân thực hiện các hoạt động quản lý KH&CN; Tác động tới các yếu tố kinh tế, văn hoá – xã hội.
Để một chính sách KH&CN thực thi được tốt đòi hỏi các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) phải luôn ở tư thế có thê huy động được đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian. Chỉ cần thiếu một trong bốn nguồn trên sẽ dẫn đến giảm năng suất, hiệu suất của hệ thống KH&CN quốc gia.