Thu hút nhân lực khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực thông qua các dự án chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bưu chính viễn thông (Trang 37)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.6. Thu hút nhân lực khoa học và công nghệ

Trước khi đi đến khái niệm thu hút nhân lực KH&CN ta xem xét khái niệm di chuyển nhân lực KH&CN.

Di chuyển nhân lực KH&CN là một trong những nội dung quan trọng, mang tính phổ biến của phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Đó là một hiện tượng khách quan mà hầu như tất cả các nước trên thế giới, kể cả nước phát triển va đang phát triển đều phải đối đầu. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Anh Thu “Di chuyển nguồn nhân lực KH và CN là dòng di chuyển của đội ngũ này giữa các cơ quan, tổ chức, kinh tế - xã hội, giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng lãnh thổ trong nội bộ quốc gia và di chuyển ra khỏi lãnh thổ quốc gia” [6, tr.95],

Di chuyển quốc tế nhân lực KH&CN là dòng di chuyển nhân lực KH&CN giữa các quốc gia xét trên phạm vi toàn thế giới. Người ta thường gọi sự di chuyển

34

quốc tế nhân lực KH&CN dưới tên khác, đó là hiện tượng “chảy chất xám” (Brain Drain), theo nghĩa “chất xám” chảy đi tạo nên sự mất mát cho quốc gia này, đồng thời làm lợi cho quốc gia khác.

Di chuyển quốc tế nhân lực KH&CN bao gồm các hình thức:

- Di chuyển Bắc - Bắc: Là dòng di chuyển nhân lực KH&CN từ các nước phát triền sang các nước phát triển khác.

- Di chuyển Bắc - Nam: Là dòng di chuyển nhân lực KH&CN từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

- Di chuyển Nam - Bắc: Là dòng di chuyển nhân lực KH&CN từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển.

- Di chuyển Nam - Nam: Là dòng di chuyển nhân lực KH&CN từ các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển khác.

Di chuyển trong nước nhân lực KH&CN: Là dòng di chuyển (qua lại) của nhân lực KH&CN giữa các thành phần kinh tế, giữa các vùng lãnh thổ, giữa các tổ chức kinh tế - xã hội bên trong một quốc gia. Nó bao gồm các hình thức:

- Di chuyển từ các cơ quan địa phương lên các cơ quan trung ương và ngược lại. - Di chyển giữa các vùng lãnh thổ.

- Di chuyển giữa các thành phần kinh tế: nhà nước, phi chính phủ, tư nhân, liên doanh …

- Di chuyển giữa các ngành/lĩnh vực: sản xuất, sự nghiệp, dịch vụ ….

Thu hút nhân lực KH&CN:

Theo tác giả luận văn: Thu hút nhân lực KH&CN là sự di chuyển nhân lực KH&CN có định hướng từ các nguồn cung cấp nhân lực KH&CN đến nơi cần thu hút phục vụ mục tiêu phát triển, được thực hiện bởi cơ chế chính sách của chủ thể quản lý.

35

nghệ từ mọi nơi về phục vụ phát triển kinh tế - xã hội một vùng nào đó hoặc một ngành, một lĩnh vực nào đó.

- Xét về mặt bản chất của vấn đề thu hút ở đây chính là sự thu hút tâm trí, hướng nghiên cứu và các hoạt động của nhân lực KH&CN phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội một vùng nào đó hoặc một ngành, một lĩnh vực nào đó.

Thu hút ở đây đề cập đến chính là sự huy động trí tuệ của nhân lực KH&CN từ các nguồn cung cấp nhân lực KH&CN ở mọi nơi trong địa bàn, ngoài địa bàn, trong nước, ngoài nước để phục vụ phát triển kinh tế xã hội một vùng nào đó hoặc một ngành, một lĩnh vực nào đó.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực thông qua các dự án chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bưu chính viễn thông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)